Tổng hợp báo chí ngành Bưu chính ngày 26/8/2013

UPU khởi động cuộc thi viết thư quốc tế lần thứ 43
Nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu nhi; tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ; đồng thời giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội, bắt đầu từ năm 1972, UPU đã tổ chức thường niên cuộc thi viết thư quốc tế dành cho các em thiếu nhi, học sinh trên toàn thế giới, từ 15 tuổi trở xuống.
Từ đó đến nay, mỗi năm có hàng triệu thiếu nhi trên toàn thế giới đã tham gia cuộc thi viết thư UPU ở cấp quốc gia và quốc tế. Việt Nam bắt đầu tổ chức cho các em thiếu nhi, học sinh trên khắp mọi miền đất nước tham gia tranh tài trong cuộc thi này từ năm 1987. Trong 24 lần tham gia thi viết thư quốc tế UPU, thiếu nhi Việt Nam đã 9 lần giành được giải thưởng quốc tế, với 1 giải Nhất (UPU 39-2010), 1 giải Nhì (UPU 38-2009), 3 giải Ba (các năm 1993, 1999 và 2004) cùng 4 giải Khuyến khích.
Mới đây, trên trang web của UPU, tổ chức này đã chính thức công bố chủ đề của cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 năm 2014 (UPU 43-2014) là: “Write a letter describing how music can touch lives” (tạm dịch: “Hãy viết thư để nói âm nhạc có tác động như thế nào tới đời sống”. Đồng thời, UPU cũng đã cung cấp cho các nước thành viên các tài liệu, thông tin hỗ trợ như: mẫu áp-phích, tờ rơi giới thiệu về chủ đề cuộc thi viết thư UPU 43 - 2014.

Poster quảng bá chủ đề cuộc thi viết thư quốc tế UPU 43 năm 2014. (Nguồn ảnh: upu.int)
Cũng theo quy định của UPU, các tác phẩm dự thi viết thư quốc tế phải được các em thiếu nhi, học sinh viết trong thời gian gần đây, chưa từng được công bố và phải được trình bày dưới hình thức một lá thư (gồm tên, địa chỉ của cả người nhận và người gửi và được kết thúc bằng một chữ ký). Đặc biệt, bài dự thư phải tôn trọng chủ đề của cuộc thi và tuân thủ quy định về số lượng từ được phép trong ngôn ngữ gốc (từ 500 - 800 từ).
Thời hạn cuối cùng để các quốc gia nộp bức thư xuất sắc nhất của nước mình tới Văn phòng UPU tại Bern (Thụy Sĩ) để tham dự cuộc thi viết thư UPU 43 - 2014 là ngày 30/4/2014.
Tại Việt Nam, dự kiến lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU 43 - 2013 sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Bưu chính Thế giới, mùng 9/10/2013.
Đầu tháng 8/2013 vừa qua, Văn phòng UPU đã công bố kết quả cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 42 năm 2013. Vượt qua khoảng 1,5 triệu bài dự thi của thiếu nhi, học sinh đến từ 60 nước, bức thư gửi dòng sông Trung Âu - Oder của em Daniel Korcak, 15 tuổi, đến từ thành phố Ostrava của Cộng hòa Séc đã xuất sắc giành giải Nhất (Huy chương Vàng) cuộc thi UPU 42. Giải Nhì (Huy chương Bạc) và giải Ba (Huy chương Đồng) của cuộc thi UPU 42 lần lượt thuộc về Nazifa Farhat Hye, 14 tuổi, đến từ Sylhet, Bangladesh và Gabija Petrauskaité, 13 tuổi, đến từ Sventoji, Lithuania. Bên cạnh đó, cùng với 2 thí sinh khác là Cy. M. Rodriguez đến từ Philippines và Priya-Vani Heera của Trinidad & Tobago, em Đào Thụy Thùy Dương, học sinh trường THCS Tây Sơn, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng đã đạt giải Khuyến khích quốc tế cuộc thi viết thư UPU 42. Đây là giải thưởng quốc tế thứ chín và là giải Khuyến khích quốc tế thứ tư mà thiếu nhi, học sinh Việt Nam đã có được sau 24 lần tham gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU. Trước đó, trong cuộc thi cấp quốc gia, bức thư của cô học trò Đà Nẵng Đào Thụy Thùy Dương đã giành được giải Nhất. |
Vì sao Bưu điện chuyển trả hồ sơ xét tuyển cho thí sinh?

Nhiều trường không đăng ký nhận HSXT qua Bưu điện
Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (ĐH-CĐ) hệ chính quy năm 2013 quy định, thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung bắt đầu từ ngày 20/8/2013 và kết thúc vào 30/10/2013.
Tuy nhiên, ngay trong ngày 20/8/2013 - ngày đầu tiên các trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung, theo phản ánh của một số báo như Tuổi trẻ, Dân trí, Người lao động… đã có hàng chục thí sinh ở TP.Nha Trang bị Bưu điện tỉnh Khánh Hòa trả lại hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào một số trường tại Hà Nội và TP.HCM (ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Kỹ thuật-Công nghệ TP.HCM, ĐH Tài nguyên-Môi trường TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Mỏ-Địa chất Hà Nội) mà các thí sinh này đã gửi vào sáng 20/8.
Trao đổi với phóng viên ICTnews vào chiều ngày 22/8/2013 về vụ việc các báo đã nêu, bên cạnh việc xác nhận thực tế có một số thí sinh tại Khánh Hòa bị Bưu điện địa phương đề nghị đến nhận lại hồ sơ đăng ký xét tuyển, Ban Dịch vụ Bưu chính của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) - đơn vị chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyển phát của dịch vụ “Chuyển phát hồ sơ kèm lệ phí xét tuyển ĐH-CĐ 2013” cũng giải thích rõ nguyên nhân của sự việc trên.
Đại diện Ban Dịch vụ Bưu chính cho hay, dịch vụ “Chuyển phát hồ sơ kèm lệ phí xét tuyển ĐH-CĐ” là dịch vụ trọn gói được VietnamPost cung cấp từ nhiều năm qua nhằm phục vụ nhu cầu chuyển phát hồ sơ và lệ phí xét tuyển ĐH-CĐ của các thí sinh, nhất là những thí sinh ở những địa bàn xa.
Về quy trình nghiệp vụ, dịch vụ này được VietnamPost cung cấp trên cơ sở hợp đồng hợp tác, liên kết với các trường ĐH, CĐ và Trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc. Cũng như các mùa tuyển sinh trước, để có đủ thông tin nhằm phục vụ các thí sinh và nhà trường chu đáo, chính xác, ngay trước kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 diễn ra vào tháng 7/2013, VietnamPost đã chỉ đạo các Bưu điện tỉnh, TP trong cả nước làm việc trực tiếp với các trường trên địa bàn để thu thập thông tin đăng ký về việc tiếp nhận hồ sơ, tiền lệ phí xét tuyển được các trường chuyển qua Bưu điện trong năm 2013.
Theo thống kê của VietnamPost, đến ngày 20/8/2013, đã có 386 trường ĐH-CĐ đăng ký tiếp nhận hồ sơ, lệ phí xét tuyển nguyện vọng bổ sung ĐH-CĐ năm 2013 qua Bưu điện. Trên cơ sở thông tin đăng ký, VietnamPost đã cập nhật thông tin dữ liệu của các trường, gán “mã thu” cho từng trường trên hệ thống phần mềm quản lý dịch vụ thu hộ (PayPost) và triển khai cung cấp dịch vụ “Chuyển phát hồ sơ kèm lệ phí xét tuyển ĐH-CĐ 2013”.

Cũng theo số liệu của VietnamPost, ước tính đến ngày 20/8 vẫn có nhiều trường ĐH-CĐ từ chối, không đăng ký tiếp nhận hồ sơ, lệ phí xét tuyển chuyển qua Bưu điện. Và trong danh sách này có các trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Kỹ thuật-Công nghệ TP.HCM, ĐH Tài nguyên-Môi trường TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM và ĐH Mỏ-Địa chất Hà Nội. Đây chính là nguyên nhân khiến cho Bưu điện Khánh Hòa chuyển trả lại hồ sơ đăng ký xét tuyển của các thí sinh ở TP.Nha Trang.
Ban Dịch vụ Bưu chính cho biết thêm, tính đến chiều ngày 22/8/2013, số liệu báo cáo từ các Bưu điện địa phương gửi cho thấy, danh sách các trường ĐH-CĐ đăng ký tiếp nhận hồ sơ kèm lệ phí xét tuyển qua Bưu điện đã có thêm 34 trường, nâng tổng số trường mà thí sinh có thể gửi hồ sơ, lệ phí thông qua việc dùng dịch vụ trọn gói “Chuyển phát hồ sơ kèm lệ phí xét tuyển ĐH-CĐ 2013” lên 420 trường. Đặc biệt, trong 34 trường này đã có tên của 5 trường mà thí sinh bị Bưu điện Khánh Hòa trả lại hồ sơ.
Tuy nhiên hiện tại, theo thống kê của các Bưu điện tỉnh, TP, vẫn còn 81 trường ĐH-CĐ không đăng ký nhận hồ sơ và lệ phí xét tuyển chuyển qua Bưu điện. Vì thế, các thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển vào những trường đó sẽ không được cung cấp dịch vụ “Chuyển phát hồ sơ kèm lệ phí xét tuyển ĐH-CĐ 2013”. Đối với những thí sinh này, các Bưu điện tỉnh, TP sẽ hướng dẫn thí sinh nộp hồ sơ, lệ phí xét tuyển tới các trường theo phương thức: thí sinh dùng dịch vụ chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ bưu phẩm để gửi hồ sơ xét tuyển và dùng dịch vụ điện chuyển tiền để gửi lệ phí xét tuyển.
Tiếp tục ưu tiên chuyển phát hồ sơ xét tuyển ĐH-CĐ
Để đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu của Bộ GD&ĐT về việc hỗ trợ công tác tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013, đầu tháng 8/2013, VietnamPost đã có văn bản hướng dẫn 63 Bưu điện tỉnh, TP và Công ty CP chuyển phát nhanh Bưu điện quy trình nghiệp vụ đối với dịch vụ “Chuyển phát hồ sơ kèm lệ phí xét tuyển ĐH-CĐ 2013”.
Theo công văn này, “Chuyển phát hồ sơ kèm lệ phí xét tuyển ĐH-CĐ 2013” là loại dịch vụ trọn gói được cung cấp trên cơ sở các dịch vụ bưu phẩm ghi số, EMS có kèm báo phát và dịch vụ thu hộ, được ưu tiên xử lý trong tất cả các khâu khai thác, vận chuyển và phát trả. Dịch vụ này được VietnamPost cung cấp tại tất cả bưu cục giao dịch (không bao gồm các điểm Bưu điện văn hóa xã và đại lý Bưu điện), với thời gian nhận gửi hồ sơ kéo dài từ ngày 20/8 đến 30/10/2013.
Đáng chú ý, nhằm đảm bảo hồ sơ và lệ phí xét tuyển của các thí sinh được chuyển phát kịp thời gian xét tuyển, VietnamPost đã yêu cầu các đơn vị phải ưu tiên bưu gửi có đóng dấu “HSXT” trong mọi khâu khai thác, vận chuyển so với các bưu phẩm khác sử dụng cùng loại dịch vụ; sử dụng các tuyến đường bay để vận chuyển bưu gửi “HSXT” nếu giữa các bưu cục trao đổi có đường bay; đồng thời các Bưu điện tỉnh, TP phải có phương án tổ chức khai thác hợp lý, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị liên quan để đảm bảo các bưu gửi “HSXT” được lưu thoát nhanh chóng, an toàn, tránh thất lạc ảnh hưởng đến quyền lợi của các thí sinh.
Còn với khâu phát, VietnamPost quy định rõ, bưu gửi “HSXT” phải được phát tới các trường ngay khi bưu gửi phát sinh đến để đảm bảo kịp thời gian xét tuyển cho thí sinh. Tất cả bưu gửi "HSXT" không phát được sẽ chuyển hoàn ngay về bưu cục gốc để trả cho người gửi theo quy định của dịch vụ chuyển phát tương ứng.
VietnamPost cũng yêu cầu, cùng với việc đảm bảo tất cả bưu gửi “HSXT” phải được ưu tiên nhận gửi, chuyển phát kịp thời, hàng tuần, các Bưu điện tỉnh, TP phải tiến hành đối chiếu, kiểm gạch chi tiết số lượng hồ sơ xét tuyển phát sinh đến các trường với số lượng hồ sơ nhận được và số lượng hồ sơ đã phát. Trường hợp phát sinh thiếu hoặc chênh lệch thì phải điều tra, tìm kiếm hoặc liên hệ với Bưu điện tỉnh, TP chấp nhận bưu gửi, tránh làm thất lạc hồ sơ của thí sinh.
Cước sử dụng dịch vụ “Chuyển phát hồ sơ kèm lệ phí xét tuyển ĐH-CĐ 2013” được thu trọn gói là 30.000 đồng/bộ hồ sơ xét tuyển, bao gồm cước chuyển phát hồ sơ và cước thu hộ lệ phí xét tuyển (đã bao gồm VAT). Cước dịch vụ và tiền thu hộ lệ phí xét tuyển sẽ được thu và thống kê theo dịch vụ thu hộ. |
Bưu điện Liên Việt tăng trưởng tín dụng 43%
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa công bố báo cáo tài chính quý II. Đến 30/6, tổng tài sản của ngân hàng tăng 18% lên hơn 78.000 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến tài sản của nhà băng tăng mạnh do khoản cho vay khách hàng tăng gần 10.000 tỷ so với đầu năm. Bên cạnh đó, khoản chứng khoán đầu tư tăng hơn 5.500 tỷ đồng cũng góp phần mở rộng tổng tài sản hơn.
So với cùng kỳ 2012, sau 6 tháng đầu năm 2013, tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác giảm mạnh hơn 55%, chỉ còn gần 4.000 tỷ đồng. Ngược lại, LienVietPostBank cho thấy họ là những nhà đầu tư gom mạnh trái phiếu trong nửa năm qua. Lượng chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán đến 30/6 của ngân hàng đã tăng hơn 5.600 tỷ đồng.
Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng mang về cho Ngân hàng Liên Việt mức lãi hơn 12 tỷ sau nửa năm. Trong khi đó, hoạt động ngoại hối giảm mạnh lãi còn hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh thậm chí lỗ hơn 36 tỷ.
LienVietPostBank cũng là đơn vị có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong số những nhà băng đã công bố: 43%. Mặc dù vậy, lợi nhuận quý II của ngân hàng giảm mạnh (hơn 70%), lũy kế 6 tháng, lãi trước thuế vẫn sụt giảm 30% và chỉ đạt 300 tỷ đồng. Ngân hàng này lý giải, lợi nhuận giảm do tăng trích lập dự phòng rủi ro để hạn chế các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn đến từ việc mặt bằng lãi suất cho vay giảm mạnh khiến thu nhập lãi thuần bị thu hẹp.
Ngoài bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh bán niên, LienVietPostBank không công bố thuyết minh báo cáo tài chính. Do đó, nợ xấu của ngân hàng này vẫn chưa được hé lộ.
Trả kết quả hồ sơ hành chính công tận nhà: Tiết kiệm thời gian, triệt đường nhũng nhiễu
Người dân bớt việc đi lại, cán bộ có thêm thời gian tập trung lo công tác chuyên môn, cơ hội nhũng nhiễu cũng giảm.
Từ đầu tháng 8, Bưu điện TP.HCM đã phối hợp với UBND quận 3 và quận 8 cung cấp dịch vụ “Chuyển phát trả kết quả hồ sơ hành chính công tận nhà”. Tại quận 3, dịch vụ đã được triển khai tại 14 phường trực thuộc cùng với các cơ quan như Bảo hiểm Xã hội, Chi cục Thuế. Đồng thời, ở quận 8 cũng đã tiến hành dịch vụ này tại năm phường.
Vài chục ngàn đổi lấy sự tiện dụng
Theo ông Võ Khắc Thái, Phó Chủ tịch UBND quận 3, hiện dịch vụ đang được áp dụng với ba loại thủ tục là: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hồ sơ lao động và hồ sơ giấy tờ tư pháp hộ tịch (khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn…). Mặc dù dịch vụ rất tiện dụng nhưng do mới mở nên quận đang đẩy mạnh tuyên truyền xuống tới phường, các khu phố để đông đảo người dân được biết và sử dụng. “Khi đến UBND quận làm thủ tục hồ sơ hành chính, nếu muốn sử dụng dịch vụ chuyển phát trả kết quả tận nhà, người dân sẽ đăng ký với nhân viên ủy ban. Sau khi thủ tục hồ sơ hoàn tất, kết quả sẽ được bưu điện chuyển trả đến tận nhà, người dân không phải mất công đi lấy” - ông Thái nói.

Người dân sẽ đỡ mất thời gian đi lại nếu mọi thủ tục hành chính đều được trả kết quả tận nhà. Ảnh: HTD
Khi được hỏi về dịch vụ trên, ông Huỳnh Văn Sáu (phường 1) tỏ ra rất ủng hộ. “Nói cho ngay là mỗi khi phải đi làm giấy tờ chúng tôi rất ngán ngại. Nào là công đi lại để làm thủ tục, bổ sung giấy tờ, khi có kết quả rồi cũng vẫn phải chờ đợi. Đó là chưa kể không may hôm đó gặp phải cán bộ thích làm khó dân, thái độ không thân thiện, hỏi gì cũng gắt gỏng, ức chế lắm…” - ông Sáu chia sẻ. Theo ông Sáu, chỉ tốn vài ba chục ngàn đồng tiền cước nhưng đổi lại nhận về được sự tiện dụng, khỏi tốn thời gian lẫn công sức thì chắc chắn ai cũng hài lòng.
Bà Nguyễn Thị Diệu (phường 13) cũng cho hay bà biết dịch vụ này qua đọc báo, xem truyền hình từ khi mới bắt đầu khai trương. “Nghe có dịch vụ này tôi mừng lắm, vậy là từ nay đi làm giấy tờ khỏi phải mất thời gian chờ đợi rồi công đi lại nhận kết quả nữa. Hôm rồi tôi và con trai lên quận xin cấp giấy phép xây dựng nhưng khi nói muốn được trả kết quả qua bưu điện thì quận nói chưa áp dụng dịch vụ với thủ tục này. Nếu mọi thủ tục hành chính đều được trả kết quả tận nhà thì tiện cho người dân biết mấy” - bà Diệu nói.
Tiến tới nộp hồ sơ tại nhà
Về phía UBND, ông Thái cho biết sang tháng 9, dịch vụ chuyển phát trả kết quả hồ sơ sẽ được áp dụng thêm với các loại hồ sơ giấy tờ như cấp chủ quyền nhà ở, đất ở, cấp giấy phép xây dựng và tiến tới áp dụng với hầu hết các thủ tục khác. Ông Thái cũng nhận định trong tương lai đây là một dịch vụ tốt cần được triển khai rộng rãi do nó có tính tiện ích cao, chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của người dân và sự phát triển của xã hội.
“Dịch vụ sẽ cam kết đảm bảo an toàn hồ sơ hành chính do phát thư bảo đảm. Mọi bí mật, thông tin riêng liên quan đến khách hàng sử dụng dịch vụ cũng sẽ được giữ kín. Tuy nhiên, với các thủ tục như giấy tờ nhà, đất chẳng hạn, giá cước chuyển phát sẽ cao hơn các thủ tục khác một chút do đòi hỏi đảm bảo an toàn cao hơn” - ông Thái cho biết thêm.
Bên cạnh đó, ông Thái cũng cho rằng dịch vụ được triển khai ngoài việc tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, còn giúp người dân hạn chế được việc bị cán bộ nhũng nhiễu, làm phiền mỗi khi đi làm thủ tục giấy tờ như bấy lâu nay. “Điều này quan trọng lắm, bởi mặc dù đã có nhiều thay đổi trong phong cách, thái độ làm việc của cán bộ nhưng ở một góc khuất nào đó tình trạng này vẫn còn tồn tại. Vậy thay vì để chúng xảy ra rồi chống thì tại sao ta không tìm biện pháp để phòng rồi triệt tiêu tệ nạn, sẽ hay hơn nhiều chứ” - ông Thái chia sẻ.
UBND quận 3 cũng có kế hoạch sau khi người dân đã quen với dịch vụ trả kết quả hồ sơ tận nhà, ủy ban sẽ tiếp tục tiến hành gói dịch vụ nhận hồ sơ hành chính tại nhà. Lúc này người dân chỉ cần gọi điện thoại, nhân viên chuyển phát sẽ tới tận nhà nhận hồ sơ giấy tờ cần làm thủ tục, thu tiền cước chuyển phát và phí theo quy định (có biên lai). Ngay sau khi thủ tục tại ủy ban hoàn thành, nhân viên chuyển phát sẽ có trách nhiệm chuyển trả lại hồ sơ tận nhà cho người dân trong thời gian sớm nhất.
“Cách làm này không chỉ người dân được lợi mà ngay cả cán bộ cũng giảm được áp lực công việc. Thêm vào đó bộ máy chính quyền cũng gọn nhẹ hơn, chí ít cũng giảm được 1/2 nhân lực rồi điện, nước… Và đương nhiên là sẽ không còn cơ hội để cán bộ nhũng nhiễu, làm khó người dân” - ông Thái đánh giá.
Ở quận 8, Phó Trưởng phòng Nội vụ Diệp Kiều Oanh cho biết do bước đầu mới chỉ là làm thăm dò nên quận chỉ triển khai thí điểm dịch vụ trả kết quả hồ sơ hành chính công tại nhà tại năm phường (3, 6, 11, 13, 16) đối với thủ tục hồ sơ giấy tờ tư pháp hộ tịch. Sau đó sẽ mở rộng thêm các thủ tục và áp dụng đại trà dịch vụ trên địa bàn quận.
Theo bà Oanh, đây là dịch vụ rất thiết thực, một mặt có lợi cho người dân khi giúp họ tiết kiệm được thời gian, công sức. Mặt khác, với cán bộ, thời gian lẽ ra trước kia dành để trả hồ sơ thì nay họ có thể sử dụng để tập trung vào công việc chuyên môn.
Điểm Bưu điện - Văn hóa xã: Cần một định chế ổn định để phát triển

Từ một mô hình sáng tạo…
Năm 1998, sự ra đời của mô hình điểm BĐ-VHX được ghi nhận là bước đi sáng tạo của VNPT trong việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V, khóa VIII. Giúp cho việc thực hiện được đồng thời nhiều mục tiêu: Phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn; Đưa các dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp cận với người nông dân, đặc biệt tại vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; Phục vụ thông tin liên lạc cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương; Tạo việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn; Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho người dân vùng nông thôn. Tạo ra hệ thống điểm đọc bổ sung rộng khắp trên toàn quốc, phục vụ nhân dân đọc sách báo miễn phí qua đó tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đưa khoa học kỹ thuật, pháp luật và công nghệ thông tin đến với người dân khu vực nông thôn.
Với các tiêu chí xây dựng ban đầu đó là: ưu tiên những xã chưa có bưu cục phục vụ; những xã đã có điện lưới quốc gia; những xã có khả năng lắp đặt điện thoại; những xã được chính quyền địa phương cấp đất tại các vị trí thuận tiện cho việc đi lại sử dụng dịch vụ và đọc sách báo của nhân dân v.v…Chủ trương phát triển hệ thống điểm BĐ-VHX đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân nông thôn.
Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 13 năm hoạt động của điểm BĐ-VHX do Bộ TTTT tổ chứcvào ngày 08/01/2012, tham luận từ các bộ, ngành đã đánh giá cao vai trò của hệ thống điểm BĐ-VHX trong đời sống xã hội, đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải có hệ thống cơ chế, chính sách để tiếp tục duy trì, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh và tình hình mới.
Từng bước khẳng định vị thế mới…
Năm 2008, hệ thống điểm BĐ-VHX chính thức được công nhận là thành phần của mạng bưu chính công cộng (BCCC) theo Quyết định 65/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 50/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông. Mặc dù là thành tố của mạng BCCC được nhà nước đầu tư và duy trì để cung cấp dịch vụ BCCI nhưng trên thực tế hệ thống điểm BĐ-VHX còn đảm nhiệm chức năng rộng hơn, mang tính xã hội cao hơn đó là tổ chức phục vụ đọc sách báo, tra cứu thông tin miễn phí phục vụ cộng đồng và gần đây là đảm nhiệm thêm vai trò làm điểm tựa cho các chương trình, dự án của nhà nước về nông thôn.
Giai đoạn 2011-2013, mặc dù các điểm BĐ-VHX ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng do hầu hết đều có thời hạn sử dụng trên 10 năm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư. Tuy nhiên, trong khả năng có thể, Tổng công ty vẫn tiếp tục duy trì tồn tại để cung ứng dịch vụ công ích theo Quyết định 65/QĐ-TTg, tập trung đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, các dịch vụ hành chính công như chi trả BHXH, cấp đổi CMND, TKBĐ... Triển khai có hiệu quả các chương trình dự án của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ như: Dự án "Tăng cường đưa nội dung thông tin về cơ sở" thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa tại gần 4000 điểm BĐ-VHX trên địa bàn 54 tỉnh; Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng" do Quỹ BMGF tài trợ tại 1000 điểm BĐ-VHX thuộc 40 tỉnh; Chương trình phối hợp liên ngành giữa Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường tổ chức hoạt động đọc sách báo miễn phí tại các điểm BĐ-VHX thuộc chương trình nông thôn mới.
Theo Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ Tướng Chính phủ; Quyết định 491/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định 463/QĐ-BTTTT của Bộ TTTT, các điểm BĐ-VHX đang được duy trì để phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo đó, tùy theo khả năng, điều kiện và căn cứ mục tiêu của từng địa phương, các điểm BĐ-VHX được hỗ trợ kinh phí đầu tư, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ sách báo, hỗ trợ nhân viên từ nguồn kinh phí của chương trình xây dựng nông thôn mới; nguồn ngân sách của tỉnh và nguồn kinh phí của doanh nghiệp. Cụ thể, tại Quảng Nam, 50 điểm BĐ-VHX thuộc đề án "Hỗ trợ phát triển hệ thống điểm BĐ-VHX trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015" được hỗ trợ bằng ngân sách của địa phương. Tại Thừa Thiên - Huế, đã đặt mục tiêu đến năm 2020, có khoảng 60% điểm BĐ-VHX đạt chuẩn theo mô hình Trung tâm Truyền thông cộng đồng, gắn liền với các thiết chế văn hóa, thông tin tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Việc triển khai các chương trình, dự án của Chính phủ hiệu quả kinh tế mang lại cho doanh nghiệp có thể thấp, thậm trí doanh nghiệp còn phải bù đắp, hỗ trợ thêm, song đánh giá ở tầm vĩ mô, toàn xã hội thì hiệu quả mang lại là rất đáng kể, đó là cầu nối thông tin giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân khu vực nông thôn, thực hiện các chương trình an sinh xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới... Trong đợt khảo sát mới đây tại Thanh Hóa, Nghệ An, số lượng người dân đến điểm BĐ-VHX để tìm kiếm thông tin thông qua sách báo, Internet tăng bình quân từ 10 đến 20% so với trước đây, 80% số người dân được hỏi đều cho rằng việc triển khai các chương trình dự án đã giúp họ có thêm kênh thông tin hữu ích và thiết thực phục vụ đời sống vật chất và tinh thần.

…và cần có các định chế ổn định
Ngày 02/8/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức ban hành Thông tư quy định về hoạt động của điểm BĐ-VHX (thông tư 17/2013/TT-BTTTT). Theo đó, BĐ-VHX tiếp tục là điểm được duy trì để cung ứng dịch vụ vụ công ích và các dịch vụ kinh doanh theo định hướng phát triển của TCT; Tổ chức phục vụ đọc sách báo, tra cứu thông tin miễn phí phục vụ cộng đồng; được ưu tiên lựa chọn để cung cấp các chương trình viễn thông công cộng, đăng ký thuê bao di động trả trước và là điểm tổ chức triển khai các chương trình, dự án của nhà nước về nông thôn. Tiếp theo các Quyết định, chỉ đạo của Trung ương, của Chính phủ, sự ra đời của thông tư tiếp tục là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện để Bưu điện Việt Nam quản lý, duy trì hệ thống một cách hiệu quả trên cơ sở kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp, nguồn hỗ trợ từ trung ương và địa phương, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, để điểm BĐ-VHX phát triển đúng hướng, thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ quy định tại Thông tư đang là một bài toán không đơn giản, đặc biệt là khi các khoản hỗ trợ kinh phí công ích của Nhà nước không còn, nguồn thu tại chỗ của hầu hết các điểm BĐ-VHX là rất ít.
Quá trình triển khai các chương trình dự án về nông thôn thông qua hệ thống BĐ-VHX những năm qua cho thấy không ít khó khăn. Do cơ sở vật chất xuống cấp quá mức, TCT chưa có điều kiện để cải tạo, sửa chữa. Đặc biệt, dothu nhập bằng nghề chính của người lao động vốn đã thấp, các dự án chương trình tuy có hỗ trợ trực tiếp cho lao động nhưng tổng thu nhập cũng không đạt mức tối thiểu vùng, không đủ khuyến khích người lao động với những nội dung công việc mà họ thực hiện theo dự án, chương trình. Bên cạnh đó, quá trình triển khai các chương trình truyền thông nông thôn gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị, triển khai và hậu triển khai. Khi chương trình dự án rút đi, cũng có nghĩa là khoản hỗ trợ thu nhập của người lao động không còn, những kết quả đã đạt được trong quá trình triển khai chương trình sẽ gặp khó khăn để duy trì.
Với vai trò là doanh nghiệp được nhà nước chỉ định duy trì và phát triển hệ thống mạng BCCC để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, hiện tại Bưu điện Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng đề án hỗ trợ công ích sau năm 2013. Theo đó, đối với hoạt động của hệ thống điểm BĐ-VHX, TCT đề xuất nhà nước có sự hỗ trợ về các cơ chế, chính sách; hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động hàng năm bao gồm chi phí nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất, hỗ trợ các chính sách (BHYT, BHXH) cho nhân viên đảm bảo cho các hoạt động tối thiểu để sẵn sàng tiếp nhận các chương trình, dự án của nhà nước.
Bên cạnh đó, TCT cần khẩn trương thực hiện rà soát, quy hoạch lại toàn bộ hệ thống, nghiên cứu đưa thêm các dịch vụ mới về cung cấp tại các điểm BĐ-VHX có khả năng phát triển kinh doanh, từng bước xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho nhân viên, thực hiện nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và phục vụ.
Hy vọng rằng bên cạnh những nỗ lực của Bưu điện Việt Nam, sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước về định hướng hoạt động, cơ chế chính sách sẽ giúp cho hệ thống điểm BĐ-VHX có điều kiện và cơ sở ổn định để phát triển. Đây cũng sẽ là những lợi thế, những đòi hỏi cần thiết để lồng ghép nhiều chương trình, dự án, đáp ứng các mục tiêu phát triển nông thôn mới của các cấp các ngành, các đoàn thể, thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng đề ra.
Tổng tài sản của LienVietPost Bank tăng gần 11.800 tỷ đồng
Đại diện LienVietPost Bank cho biết, tổng tài sản tăng chủ yếu do huy động vốn khách hàng tăng 34%, đạt 55.598 tỷ đồng. Đồng thời, cho vay khách hàng của cũng tăng gần 10.000 tỷ đồng trong 6 tháng so với thời điểm đầu năm bên cạnh khoản chứng khoán đầu tư tăng thêm hơn 5.500 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay khách hàng đến hết quý 2 năm nay đạt 32.857 tỷ đồng, tăng gần 10.000 tỷ đồng, so với cuối năm 2012 và đây được đánh giá là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khá trong hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận của Ngân hàng đã giảm so với cùng kỳ năm 2012 do dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động đều tăng. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của LienVietPost Bank đạt gần 300 tỷ đồng, tương đương gần 70% tổng lợi nhuận cùng kỳ năm ngóai.
Nguyên nhân là trong 6 tháng đầu năm mặt bằng lãi suất trên thị trường liên tục giảm, đã làm cho rất nhiều ngân hàng đạt mức lợi nhuận thấp tương đối so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, lợi nhuận giảm do chi phí hoạt động tăng, ngân hàng đẩy mạnh các dự án trang bị và nâng cấp các phòng giao dịch bưu điện trong toàn quốc, mở rộng mạng lưới cung ứng sản phẩm dịch vụ. Một phần nguyên nhân nữa là do dự phòng rủi ro tăng hơn 30% để góp phần hạn chế các khoản nợ xấu.
Dự kiến treo bản đồ Việt Nam khổ lớn trước Bưu điện TP.HCM

Trước đó, TP.HCM đã có đề nghị treo bản đồ An Nam Đại Quốc họa đồ, khổ 6m x 9m, trước Hội trường Thống Nhất trong suốt thời gian diễn ra triển lãm. Tuy nhiên, ông Hỷ cho biết việc này đã không thực hiện được vì lý do kỹ thuật.
Cuộc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử diễn ra từ 22.8 đến 29.8 tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM).
LienVietPostBank: Tổng tài sản tăng mạnh, lợi nhuận giảm
Tính đến 30/6/2013, tổng tài sản của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đạt 78.206 tỷ đồng, tăng mạnh 11.793 tỷ đồng (tương đương 17,8%) so với cuối năm 2012.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2013 vừa công bố, tổng tài sản của LienVietPostBank tăng chủ yếu do huy động vốn khách hàng tăng 34%, đạt 55.598 tỷ đồng, đồng thời, cho vay khách hàng cũng tăng gần 10.000 tỷ đồng trong 6 tháng so với thời điểm đầu năm bên cạnh khoản chứng khoán đầu tư tăng thêm hơn 5.500 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay khách hàng đến hết quý 2 năm nay của ngân hàng này đạt 32.857 tỷ đồng, tăng gần 10.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012.
Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận của LienVietPostBank đã giảm so với cùng kỳ năm 2012 do dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động đều tăng. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt gần 300 tỷ đồng, tương đương gần 70% tổng lợi nhuận cùng kỳ năm ngoái.
Theo LienVietPostBank, trong 6 tháng đầu năm mặt bằng lãi suất trên thị trường liên tục giảm, nhiều ngân hàng đạt mức lợi nhuận thấp tương đối so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, với LienVietPostBank, lợi nhuận giảm còn do chi phí hoạt động tăng, do ngân hàng đẩy mạnh các dự án trang bị và nâng cấp các phòng giao dịch bưu điện trong toàn quốc, mở rộng mạng lưới cung ứng sản phẩm dịch vụ.
Một phần nguyên nhân lợi nhuận giảm nữa là do dự phòng rủi ro tăng hơn 30% để góp phần hạn chế các khoản nợ xấu.
Ra mắt CĐCS Cty CP BigC Hải Phòng tại Phú Thọ
LĐLĐ huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) triển khai Bộ luật LĐ và Luật CĐ sửa đổi năm 2012 tới gần 200 cán bộ là hiệu trưởng, Chủ tịch CĐCS các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn, giúp cho việc thực hiện ở các trường học theo đúng tinh thần các bộ luật. Phạm Chí
CĐ Cty CP than Núi Béo (Vinacomin) cùng với chuyên môn hằng năm thực hiện việc khám, chữa bệnh cho 100% số CNVCLĐ; từ đầu năm đến nay đã hỗ trợ cho hơn 700 người được đi nghỉ dưỡng. Bắc Việt
LĐLĐ tỉnh Hà Nam cho biết: CĐ Sở VHTTDL vừa tổ chức đêm “Liên hoan văn nghệ CNVCLĐ lần thứ I, năm 2013” chào mừng thành công ĐH XI CĐVN. BTC đã trao giải nhất cho đội CĐ Nhà văn hóa TT tỉnh. Quốc Việt (LĐLĐ tỉnh Hà Nam)
LĐLĐ tỉnh Cao Bằng dự kiến, từ nay đến cuối năm sẽ tiến hành kiểm tra việc chấp hành Điều lệ CĐVN và công tác quản lý tài chính CĐ tại 3 LĐLĐ huyện, TP, CĐ ngành và 12 CĐCS ở trong tỉnh... Xuân Trường
LĐLĐ tỉnh Bắc Cạn cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm là tuyên truyền kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tuyên truyền Luật CĐ 2012, Bộ luật LĐ 2012 và các văn bản thi hành luật. Trường Đinh
LĐLĐ tỉnh Lai Châu: Các cấp CĐ trong tỉnh đã quan tâm công tác thu, chi, trích nộp đoàn phí CĐ; tuy nhiên, 6 tháng đầu năm chỉ đạt 34,8% dự toán, đơn vị đạt tỉ lệ cao nhất là LĐLĐ thị xã Lai Châu cũng mới chỉ đạt 58,4%. X.T
LĐLĐ TP.Hà Nội: Trong thời gian tới, Ban nữ công sẽ tập trung nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, người tốt việc tốt, đặc biệt là phong trào thi đua “giỏi việc nước – đảm việc nhà”, “mẹ LĐ giỏi - con học giỏi” trong nữ CNVCLĐ. Hà Thảo
LĐLĐ tỉnh Hà Giang: Hiện nay, tổng số CNVCLĐ toàn tỉnh là 48.766 người (cả CĐ ngành T.Ư đóng tại địa phương), trong đó có trên 15.000 người làm việc ở khu vực SXKD, còn lại CNVCLĐ làm việc ở khu vực hành chính sự nghiệp và cán bộ xã, phường, thị trấn. Hà Anh
CĐ TCty Hàng không VN: Các cấp CĐ đã chủ động phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở hàng năm đạt 100% tại các cơ quan, đơn vị thuộc khối hạch toán tập trung và hơn 90% số Cty CP, Cty TNHH tổ chức hội nghị NLĐ. V.L
LĐLĐ tỉnh Phú Thọ: Đã khánh thành nhà ở tập thể cho cán bộ, diễn viên, CNV Đoàn Nghệ thuật chèo Phú Thọ với tổng giá trị đầu tư 1,6 tỉ đồng. Đây là công trình LĐLĐ tỉnh phối hợp với Sở VHTTDL chào mừng ĐH XI CĐVN. H.Thảo
LĐLĐ tỉnh Sơn La: Tập trung hướng dẫn các cấp CĐ thực hiện đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ VN thời kỳ CNH-HĐH đất nước giai đoạn 2010-2015” và đề án giáo dục “5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt năm 2013”. S.Thu
CĐ Bưu điện VN: CĐ các cấp đã tập trung công tác xã hội từ thiện, trong tháng 7.2013, CĐ BĐVN đã tổ chức thăm và tặng quà các Mẹ VNAH, các thương binh ở một số trung tâm điều dưỡng người có công với tổng số tiền 320 triệu đồng. T.E.A
Ngày 24.8, CĐ Điện lực VN tổng kết công tác xây dựng bản tin “CĐ Điện lực Việt Nam” và website congdoandlvn.org.vn. Bản tin CĐ ĐLVN được xuất bản cách đây hơn 10 năm và trong nhiệm kỳ qua (2008-2013), CĐ ĐLVN đã xây dựng trang thông tin điện tử congdoandlvn.org.vn. Cũng tại hội nghị, CĐ ĐLVN đã công bố tổ chức cuộc thi “Nét đẹp người thợ điện VN” trên bản tin và website congdoandlvn.org.vn, bắt đầu từ ngày 15.8.2013; kết thúc vào ngày 15.7.2014. Việt Lâm
LĐLĐ tỉnh Quảng Trị: Trong 6 tháng đầu năm, công tác phát triển đoàn viên ở các cấp CĐ được chú trọng. Kết quả phát triển mới 1.300 đoàn viên, thành lập được 8 CĐCS khu vực ngoài nhà nước. Hưng Thơ
CPI tháng 8-2013 trở lại đà tăng mạnh 0,83%
Như vậy, so với tháng 8 năm trước CPI đã tăng 7,5% và so với tháng 12-2012 CPI đã tăng 3,53%.
Trong tháng 8-2013, nhiều mặt hàng quan trọng đã tăng giá. Nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng 0,54%, trong đó nhóm lương thực tăng 0,7%, nhóm thực phẩm cũng tăng 0,62%. Nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,14%.
Mặc dù nhóm nhà ở vật liệu xây dựng chỉ tăng 0,88% nhưng với việc một số địa phương tăng giá dịch vụ y tế, đặc biệt Hà Nội, nên chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tháng này đã tăng rất mạnh, tới 4,11%, tác động khá mạnh tới chỉ số chung.
Cùng đó, nhóm giao thông cũng chứng kiến sự tăng giá mạnh, đạt 1,11%; nhóm giáo dục tăng gần 1% nên đã kéo giá tiêu dùng chung tăng.
Theo một quan chức Tổng cục Thống kê, việc giảm giá xăng ngày 22-8 vừa qua chưa được thể hiện trong chỉ số CPI tháng 8-2013 vì kỳ tính toán là từ 15-7 đến 15-8. Tuy nhiên, mức giảm giá nhẹ vừa qua cũng sẽ không tác động đáng kể trong CPI.
Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 8-2013, chỉ duy nhất nhóm bưu chính, dịch vụ viễn thông giảm giá, mức giảm cũng không đáng kể, chỉ 0,02%.
Chuyện về Chị!
Cách đây gần 1 năm, ngày 20/11/2012 trời vùng cao nơi Cực bắc của tổ quốc rất nhiều sương mù và rét buốt Chị và anh Sơn - nguời cùng đơn vị quyết định đi đến 2 xã biên giới là Bạch Đích và Sủng Thài để chúc mừng thầy, cô giáo nhân ngày 20/11. Quãng đường hơn 40 km từ Bưu điện huyện đến 02 xã địa đầu tổ quốc vô cùng quanh co hiểm trở. Hai chị em xuất phát từ Bưu điện huyện lúc 06 giờ sáng, Chị ngồi sau xe ôm 02 bó hoa và 02 chiếc Bánh trưng để ăn trưa. Khi đi được khoảng 2 km thì trời bắt đầu mưa sợ hoa bị ướt nát, Chị lấy tấm NiLon bọc cho 02 bó hoa rồi bảo Anh Sơn tiếp tục trở chị đi mặc cho mưa nặng hạt làm ướt hết cả hai chị em. (Trên đường vào xã không có bất kỳ hàng quán nào để trú mưa hoặc bán hàng). Chị nói với anh Sơn: “Người có thể bị ướt hết nhưng Hoa thì không thể để mưa làm dập nát. Khi các Thầy cô giáo khi nhận được bó hoa vẫn còn tươi thắm từ tay Chị và nhìn Chị bị ướt hết từ đầu đến chân thì ai nấy đề rưng rưng cảm động.
Trên đường quay về Anh và chị ngồi nghỉ lại bên đường vừa đói vừa rét chị mới sực nhớ lấy hai chiếc bánh trưng ra ăn (lúc này khoảng 01 giờ chiều). Khi chuẩn bị lên đường về nhà thì không may xe bị nổ lốp thế là hai anh chị người dắt, người đẩy khi về đến Bưu điện huyện thì trời đã tối mịt.
Nghe chị kể xong tôi không biết nói gì với Chị nữa trong lòng chỉ thấy xuất hiện hai từ: “Cảm phục”.
LienVietPostBank tăng mạnh tổng tài sản 6 tháng đầu năm 2013
Tổng tài sản của LienVietPostBank tăng chủ yếu do huy động vốn khách hàng tăng 34%, đạt 55.598 tỷ đồng, đồng thời, cho vay khách hàng của Ngân hàng cũng tăng gần 10.000 tỷ trong 6 tháng so với thời điểm đầu năm bên cạnh khoản chứng khoán đầu tư tăng thêm hơn 5.500 tỷ. Dư nợ cho vay khách hàng đến hết quý 2 năm nay đạt 32.857 tỷ đồng, tăng gần 10.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012 và đây được đánh giá là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khá trong hệ thống Ngân hàng.
Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận của Ngân hàng đã giảm so với cùng kỳ năm 2012 do dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động đều tăng. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của LienVietPostBank đạt gần 300 tỷ, tương đương gần 70% tổng lợi nhuận cùng kỳ năm ngóai.
Nguyên nhân là trong 6 tháng đầu năm mặt bằng lãi suất trên thị trường liên tục giảm, đã làm cho rất nhiều ngân hàng đạt mức lợi nhuận thấp tương đối so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, với LienVietPostBank, lợi nhuận giảm còn do chi phí hoạt động của LienVietPostBank 6 tháng đầu năm 2013 tăng, do Ngân hàng đẩy mạnh các dự án trang bị và nâng cấp các Phòng giao dịch bưu điện trong toàn quốc, mở rộng mạng lưới cung ứng sản phẩm dịch vụ. Một phần nguyên nhân lợi nhuận giảm là dự phòng rủi ro tăng hơn 30% để góp phần hạn chế các khoản nợ xấu.
Hiện nay LienVietPostBank đang tích cực triển khai hàng loạt sản phẩm – dịch vụ như Ủy thác thanh toán lương, Thu hộ tiền điện, Cho vay Tiêu dùng – Tín dụng Hưu trí, Tín dụng không khó, cho vạy tạm trữ thóc gạo, tài trợ dự án, các sản phẩm Thẻ và ngân hàng điện tử.
Cùng với duy trì và mở rộng cộng đồng khách hàng lớn, LienVietPostBank cũng đang đẩy mạnh phát triển các khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khách hàng Cá nhân, cho vay Nông nghiệp Nông thôn.
Tin từ các doanh nghiệp Bưu chính khác
Bưu chính Viettel cung cấp dịch vụ chuyên tuyến Việt - Trung
Theo đó, mỗi bên sẽ là tổng đại lý cung cấp dịch vụ của nhau trên địa bàn nước mình. Với tất cả các bưu gửi sử dụng dịch vụ của Viettelpost có địa chỉ phát tại Trung Quốc, Viettelpost sẽ kết nối trực tiếp với EMS Quảng Tây để DN này thực hiện phát trong nội địa; ngược lại, Viettelpost sẽ phát bưu gửi của EMS Quảng Tây nếu địa chỉ người nhận tại Việt Nam.
Như vậy, các khách hàng của Viettelpost sẽ có thêm dịch vụ chuyên tuyến để lựa chọn khi gửi bưu phẩm, hàng hóa sang Trung Quốc, thay vì sử dụng qua các hãng chuyển phát quốc tế. Được biết, giá chuyên tuyến Việt Nam - Trung Quốc của Viettelpost khoảng 12 USD/bưu gửi, thấp hơn tới 50% so với giá của các hãng chuyển phát quốc tế.
Viettelpost: Đào tạo quân sự và cán bộ quản lý phía Nam
“Truyền thống và cách làm người lính” là một trong 8 giá trị cốt lõi làm nên giá trị của Tập đoàn Viễn thông Quân đội cũng như Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel. Mỗi CBCNV Bưu chính Viettel luôn coi trọng và đảm bảo cách làm truyền thống này trong mọi hoạt động lao động, sáng tạo của mình. Để giữ gìn và phát huy truyền thống đó, Bưu chính Viettel đã đưa chương trình huấn luyện quân sự và đào tạo cán bộ Quản lý vào kế hoạch tập huấn hàng năm. 2013 là năm thứ 2 thực hiện tập huấn.
Kế tiếp lớp huấn luyện Quân sự và đào tạo Cán bộ quản lý năm 2013 tại miền Bắc, sáng ngày 22/8/2013, tại trụ sở Viettel H158 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, đã diễn ra lớp đào tạo Quân sự và Cán bộ quản lý dành cho chi nhánh các tỉnh phía Nam, Tới dự chỉ đạo và khai mạc lớp học có đồng chí Đại tá Phó Đức Hùng- Bí Thư Đảng Ủy - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty.
Lớp học gồm có 61 học viên là Trưởng, Phó các Phòng, Ban phía Nam; Ban giám đốc, trưởng phòng các Công ty thành viên, chi nhánh, khu vực từ Bình Định trở vào Cà Mau. Lớp học được chia làm 2 trung đội, 8 tiểu đội. Theo kế hoạch, trong 4 ngày học tập, các học viên tại đây sẽ được huấn luyện về đội hình đội ngũ, các tác phong, quy tắc ứng xử cơ bản trong Viettel. Cũng tại lớp học, các học viên còn được trao đổi, đào tạo về các nội dung chuyên môn nghiệp vụ như hướng dẫn quyết toán lương, trách nhiệm kiểm soát bưu gửi của giám đốc đơn vị, hướng dẫn đọc số lưu E- VTP, đánh giá KPIs, điều hành chất lượng hệ thống, kế hoạch đảm bảm HTĐT và quản trị tài chính tại đơn vị. BGĐ Tổng Công ty và Trưởng, Phó các Phòng, Ban liên quan sẽ chịu trách nhiệm chia sẻ và hướng dẫn các nội dung bài học tại khóa đào tạo.
Qua các khóa đào tạo trước, các đơn vị cũng đã có một số chuyển biến tích cực trong công tác điều hành và quản lý. Nhận thấy đây là mô hình đào tạo có hiệu quả nên trong thời gian tới Bưu chính Viettel sẽ làm kế hoạch đào tạo thường niên. Thông qua lớp đào tạo này sẽ phần nào giúp cán bộ chỉ huy đơn vị học hỏi và củng cố thêm các kiến thức, kỹ năng về điều hành và quản lý đơn vị. Không những vậy, đây cũng là dịp để các cấp quản lý đơn vị gặp gỡ, chia sẻ và học tập các cách làm hay của đơn vị bạn. Đưu cuộc sống, cách làm người lính vào thực tiễn công việc.
Dự kiến khóa đào tạo kết thúc vào ngày 25.08.2013.