Tổng hợp báo chí ngành Bưu chính ngày 2/7/2013

Viễn thông, Internet và CNTT có nhiều điểm sáng
- Tính đến tháng 6/2013, cả nước hiện có hơn 136 triệu thuê bao di động, với tổng doanh thu từ bưu chính, viễn thông ước đạt 101 nghìn tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, công tác quản lý viễn thông, Internet và CNTT đều có nhiều thành tựu đáng kể.
Báo cáo sơ kết Công tác Quản lý Nhà nước 6 tháng đầu năm 2013 của Bộ Thông tin & Truyền thông công bố sáng nay (1/7) cho biết, cả nước hiện có 815 cơ quan báo chí in với hơn 1000 ấn phẩm báo chí, 67 đài phát hanh, truyền hình Trung ương và địa phương, 75 báo và tạp chí điện tử, 1110 trang thông tin điện tử và 382 mạng xã hội.
Hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet của Việt Nam tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là mạng di động 3G. Các doanh nghiệp như VinaPhone, MobiFone, Viettel đã tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư mạng lưới và cung cấp dịch vụ đúng như cam kết. Số thuê bao điện thoại cố định giảm 100.000 thuê bao nhưng tốc độ giảm đang chậm dần. Thuê bao 2G, 3G tăng 4,3 triệu thuê bao mới.
Ước tính cả nước hiện có 145,47 triệu thuê bao điện thoại, trong đó cố định chiếm 9,47 triệu, di động đạt 136 triệu thuê bao. VN cũng phát triển mới được hơn 42.000 tên miền, nâng tổng số tên miền ".vn" lên con số hơn 245.000 tên miền.
Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông 6 tháng đầu năm ước đạt 101 ngàn tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bưu chính ước đạt 3,1 ngàn tỷ đồng, doanh thu Internet đạt 5,6 ngàn tỷ, đạt 51% kế hoạch năm.
Tổng giá trị điện thoại và linh kiện xuất khẩu trong 5 tháng đã đạt 8,11 tỷ USD, cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2012. Trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử đạt 3,91 tỷ USD, với Trung Quốc, Mỹ, EU là các đối tác nhập khẩu lớn nhất.
Hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet của Việt Nam tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là mạng di động 3G. Các doanh nghiệp như VinaPhone, MobiFone, Viettel đã tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư mạng lưới và cung cấp dịch vụ đúng như cam kết. Số thuê bao điện thoại cố định giảm 100.000 thuê bao nhưng tốc độ giảm đang chậm dần. Thuê bao 2G, 3G tăng 4,3 triệu thuê bao mới.
Ước tính cả nước hiện có 145,47 triệu thuê bao điện thoại, trong đó cố định chiếm 9,47 triệu, di động đạt 136 triệu thuê bao. VN cũng phát triển mới được hơn 42.000 tên miền, nâng tổng số tên miền ".vn" lên con số hơn 245.000 tên miền.
Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông 6 tháng đầu năm ước đạt 101 ngàn tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bưu chính ước đạt 3,1 ngàn tỷ đồng, doanh thu Internet đạt 5,6 ngàn tỷ, đạt 51% kế hoạch năm.
Tổng giá trị điện thoại và linh kiện xuất khẩu trong 5 tháng đã đạt 8,11 tỷ USD, cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2012. Trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử đạt 3,91 tỷ USD, với Trung Quốc, Mỹ, EU là các đối tác nhập khẩu lớn nhất.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai chủ trì Hội nghị sơ kết công tác quản lý nhà nước
6 tháng đầu năm của Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Cầm.
Đối với công tác quản lý thuê bao trả trước, điều chỉnh giá cước, dịch vụ viễn thông, Bộ TT&TT đã thực hiện đúng định hướng, kế hoạch, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường. Bộ cũng đã tích cực hoàn thiện chủ trương cấp phép thiết lập mạng viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, xây dựng Đề án triển khai chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao; khảo sát thực tế, xây dựng Chương trình Viễn thông công ích giai đoạn từ nay đến năm 2020; Hoàn thành khảo sát chất lượng dịch vụ 3G. Đồng thời, Bộ đã rà soát tất cả các doanh nghiệp chưa triển khai giấy phép được cấp trong 2 năm qua, triển khai việc thu hồi - đặc biệt là giấy phép mạng di động ảo.
Công tác quản lý, phát triển Internet cũng được thực hiện tốt trong 6 tháng đầu năm 2013. Bộ đã tổ chức Hội nghị Tổng kết giai đoạn 1 Kế hoạch Hành động quốc gia về IPv6, Hội thảo Ngày IPv6 Việt Nam, thực hiện quy hoạch và chuyển đổi IPv6 mạng DNS quốc gia và VNIX. Ngày 6/5 vừa qua, mạng IPv6 quốc gia đã chính thức khai trương. Công tác quản lý, sử dụng và giữ chỗ tên miền có liên quan đến chủ quyền biển đảo cũng được thực hiện nghiêm. Số lượng tên miền phát triển mới tăng trưởng ổn định.
Trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, việc triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020 tiếp tục được triển khai.
Lĩnh vực CNTT cũng ghi nhận nhiều hoạt động của Bộ TT&TT trong nửa đầu năm 2013 như việc xây dựng Sách trắng CNTT-TT năm 2013, Báo cáo Vietnam ICT Index 2013; Dự thảo văn bản quản lý việc cung cấp, sử dụng dịch vụ điện toán đám mây trong cơ quan Nhà nước; Tiếp tục triển khai đề án Sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT....
Song song với việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghiệp và nguồn nhân lực CNTT, Bộ vẫn luôn chú trọng đảm bảo an toàn thông tin quốc gia. VNCERT đã thực hiện tốt chức năng điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố máy tính trên toàn quốc, khắc phục hơn 1000 vụ tấn công, cảnh báo kịp thời các vấn đề về website giả mạo, mã độc, tấn công thăm dò, từ chối dịch vụ... Trung tâm này cũng điều phối kịp thời công tác chống thư rác, số tin nhắn rác trong dịp Tết Âm lịch 2013 được ghi nhận giảm tới 60% so với năm trước. Hai doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn với nội dung không phù hợp thuần phong, mỹ tục đã bị thu hồi mã số.
Công tác Thanh tra cũng được đẩy mạnh trong 6 tháng đầu năm với hàng loạt đợt kiểm tra diện rộng, xử phạt ở nhiều cấp độ. Thanh tra Bộ đã tiến hành kiểm tra đột xuất 16 đơn vị, cá nhân, ban hành 47 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt lên tới hơn 1,7 tỷ đồng, thu hồi gần 1,5 tỷ đồng. Đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, Bộ đã triển khai thu hồi nhiều đầu số của các doanh nghiệp có hành vi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn có nội dung đồi trụy, cổ súy, rủ rê, lôi kéo người đánh bạc trái phép.
Tuy nhiên, Báo cáo sơ kết 6 tháng của Bộ Thông tin - Truyền thông cũng chỉ ra một số khó khăn, tồn tại mà Bộ cần giải quyết, khắc phục trong nửa cuối năm nay, như công tác xây dựng các Đề án, Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật còn chậm. Tương tự là tiến độ triển khai một số chương trình, đề án đã được phê duyệt; Sau gần 1 năm triển khai Thông tư 04 về quản lý thuê bao trả trước, vẫn còn hiện tượng bày bán các SIM được kích hoạt sẵn, đăng ký thông tin sai quy định, có hiện tượng dùng cuộc gọi rác, tin nhắn lừa đảo người dùng nhằm câu cước thuê bao di động; tình trạng in lậu vẫn diễn biến phức tạp, vi phạm về tác quyền có dấu hiệu tăng...
Dựa trên cơ sở những kết quả đã đạt được và các khó khăn, tồn tại, Bộ TT&TT xác định trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm sẽ tập trung vào triển khai những Đề án lớn đã được Chính phủ phê duyệt như Sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT; Chương trình Mục tiêu quốc gia về đưa thông tin tới cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015; Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015; Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến 2020...
Đặc biệt, Bộ sẽ thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu đối với các tập đoàn lớn như Chỉ đạo hoạt động của VNPost, Tổng công ty VTC và hoàn thành Đề án Tái cơ cấu VNPT trình Thủ tướng Chính phủ.
Công tác quản lý, phát triển Internet cũng được thực hiện tốt trong 6 tháng đầu năm 2013. Bộ đã tổ chức Hội nghị Tổng kết giai đoạn 1 Kế hoạch Hành động quốc gia về IPv6, Hội thảo Ngày IPv6 Việt Nam, thực hiện quy hoạch và chuyển đổi IPv6 mạng DNS quốc gia và VNIX. Ngày 6/5 vừa qua, mạng IPv6 quốc gia đã chính thức khai trương. Công tác quản lý, sử dụng và giữ chỗ tên miền có liên quan đến chủ quyền biển đảo cũng được thực hiện nghiêm. Số lượng tên miền phát triển mới tăng trưởng ổn định.
Trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, việc triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020 tiếp tục được triển khai.
Lĩnh vực CNTT cũng ghi nhận nhiều hoạt động của Bộ TT&TT trong nửa đầu năm 2013 như việc xây dựng Sách trắng CNTT-TT năm 2013, Báo cáo Vietnam ICT Index 2013; Dự thảo văn bản quản lý việc cung cấp, sử dụng dịch vụ điện toán đám mây trong cơ quan Nhà nước; Tiếp tục triển khai đề án Sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT....
Song song với việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghiệp và nguồn nhân lực CNTT, Bộ vẫn luôn chú trọng đảm bảo an toàn thông tin quốc gia. VNCERT đã thực hiện tốt chức năng điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố máy tính trên toàn quốc, khắc phục hơn 1000 vụ tấn công, cảnh báo kịp thời các vấn đề về website giả mạo, mã độc, tấn công thăm dò, từ chối dịch vụ... Trung tâm này cũng điều phối kịp thời công tác chống thư rác, số tin nhắn rác trong dịp Tết Âm lịch 2013 được ghi nhận giảm tới 60% so với năm trước. Hai doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn với nội dung không phù hợp thuần phong, mỹ tục đã bị thu hồi mã số.
Công tác Thanh tra cũng được đẩy mạnh trong 6 tháng đầu năm với hàng loạt đợt kiểm tra diện rộng, xử phạt ở nhiều cấp độ. Thanh tra Bộ đã tiến hành kiểm tra đột xuất 16 đơn vị, cá nhân, ban hành 47 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt lên tới hơn 1,7 tỷ đồng, thu hồi gần 1,5 tỷ đồng. Đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, Bộ đã triển khai thu hồi nhiều đầu số của các doanh nghiệp có hành vi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn có nội dung đồi trụy, cổ súy, rủ rê, lôi kéo người đánh bạc trái phép.
Tuy nhiên, Báo cáo sơ kết 6 tháng của Bộ Thông tin - Truyền thông cũng chỉ ra một số khó khăn, tồn tại mà Bộ cần giải quyết, khắc phục trong nửa cuối năm nay, như công tác xây dựng các Đề án, Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật còn chậm. Tương tự là tiến độ triển khai một số chương trình, đề án đã được phê duyệt; Sau gần 1 năm triển khai Thông tư 04 về quản lý thuê bao trả trước, vẫn còn hiện tượng bày bán các SIM được kích hoạt sẵn, đăng ký thông tin sai quy định, có hiện tượng dùng cuộc gọi rác, tin nhắn lừa đảo người dùng nhằm câu cước thuê bao di động; tình trạng in lậu vẫn diễn biến phức tạp, vi phạm về tác quyền có dấu hiệu tăng...
Dựa trên cơ sở những kết quả đã đạt được và các khó khăn, tồn tại, Bộ TT&TT xác định trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm sẽ tập trung vào triển khai những Đề án lớn đã được Chính phủ phê duyệt như Sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT; Chương trình Mục tiêu quốc gia về đưa thông tin tới cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015; Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015; Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến 2020...
Đặc biệt, Bộ sẽ thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu đối với các tập đoàn lớn như Chỉ đạo hoạt động của VNPost, Tổng công ty VTC và hoàn thành Đề án Tái cơ cấu VNPT trình Thủ tướng Chính phủ.
Theo VietNamNet
Kiến nghị giao cho Ban Văn hóa xã làm đầu mối quản lý sách
Hiện đang có ý kiến đề xuất nên giao cho Ban Văn hóa xã làm đầu mối tiếp nhận và quản lý sách từ các chương trình , dự án cấp sách về cơ sở của nhà nước. Ảnh minh họa: Internet
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản đề nghị đưa sách từ các dự án trang bị sách về cơ sở tập trung về một đầu mối là Ban Văn hóa xã, nhằm triển khai hiệu quả việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng những ấn phẩm thuộc các dự án trang bị sách về cơ sở.
Thu về một mối, chi phụ cấp cho nhân viên quản lý sách
Những năm gần đây có một số bộ, ngành đã và đang triển khai các đề án, dự án trang bị sách cho các xã, phường, thị trấn, đặc biệt là tới các xã thuộc 69 huyện nghèo của cả nước từ nguồn kinh phí nhà nước. Cụ thể là Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật triển khai; các dự án, đề án khác liên quan đến hoạt động xuất bản và phát hành sách đến cơ sở trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì; Dự án “xuất bản phẩm theo chuyên đề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo do Bộ TT&TT chủ trì; Mô hình Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn do Bộ Tư pháp chủ trì; Các chương trình, dự án cung cấp sách, tài liệu của những tổ chức chính trị - xã hội trong nước...
Hoạt động đưa sách đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có tác dụng tích cực là cung cấp các thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, khoa học kỹ thuật... đến cán bộ, đảng viên, người dân tại địa bàn cơ sở. Từng bước rút ngắn khoảng cách hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng miền, góp phần giải quyết những khó khăn về thông tin và truyền thông tới cấp cơ sở, đặc biệt ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, có nhiều dự án triển khai trên cùng một địa bàn (cấp xã, phường, thị trấn) tạo sự phân tán, manh mún, không thống nhất trong việc quản lý và sử dụng các nguồn sách được trang bị tại cơ sở vì mỗi nguồn sách lại do một đơn vị tiếp nhận, quản lý.
Do đó, ông Bảo đề nghị, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu đưa các nguồn sách tập trung về một đầu mối tiếp nhận là Ban Văn hóa xã (trực thuộc UBND cấp xã, phường, thị trấn). Việc thống nhất một đầu mối chịu trách nhiệm tiếp nhận sẽ tránh xảy ra hiện tượng phân tán, khó theo dõi, quản lý các nguồn sách được đưa về địa phương.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, khi chuyển giao sách đến địa bàn cơ sở, các yếu tố quan trọng phải quan tâm là: cơ sở vật chất (phòng đọc, tủ sách), nguồn nhân lực (cán bộ theo dõi, quản lý). Do đó, cần dành nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý, khai thác sử dụng sách cho đội ngũ cán bộ, nhân viên (nghiên cứu đề xuất chế độ phụ cấp trách nhiệm cho nhân viên phụ trách) và đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị để phát huy tác dụng phục vụ bạn đọc tại các địa bàn thuộc phạm vi thực hiện của đề án.
Hàng triệu cuốn sách trang bị về cấp xã
Một trong những đề án trang bị sách nhiều nhất là “Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn" do Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương thực hiện. Nhiệm vụ của đề án là cung cấp cho các xã, phường, thị trấn những cuốn sách thiết yếu về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể. Trong 2 năm (2009-2010) triển khai thí điểm, đã có hơn 4.000 xã, phường, thị trấn của 16 tỉnh, thành phố được trang bị 45 đầu sách cho cán bộ cấp xã. Trên cơ sở thành công của giai đoạn thí điểm, Đề án đã được chính thức triển khai trên toàn quốc từ năm 2011. Đến hết năm 2012 đã có 4 triệu cuốn sách của gần 200 đầu được trang bị. Năm 2013, đề án này dự kiến sẽ trang bị khoảng 100 đầu sách cho các cơ sở xã, phường, thị trấn, với số địa chỉ nhận sách tăng thêm khoảng 10-15% so với năm 2012.
Từ năm 2012, Bộ TT&TT cũng chủ trì triển khai dự án "Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo". Dự án này là một trong ba dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1212/QĐ-TTg ngày 5/9/2012.
Năm 2011 dự án này đã cung cấp 144 đầu sách với 538.900 bản in tới 1.895 điểm BĐVHX, 233 đồn biên phòng thuộc 21 tỉnh. Năm 2012 đã cấp 112 đầu sách, 360.640 bản in tới 2.603 điểm BĐVHX và 422 đồn biên phòng thuộc 48 tỉnh. Mỗi điểm nằm trong dự án được nhận 01 bản in. Các loại sách chủ yếu có số trang dưới 120 trang, có nội dung cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của từng vùng, miền. năm 2013, số lượng đầu sách và số điểm được nhận sách dự kiến sẽ tăng lên trên 3.000 điểm.
Thu về một mối, chi phụ cấp cho nhân viên quản lý sách
Những năm gần đây có một số bộ, ngành đã và đang triển khai các đề án, dự án trang bị sách cho các xã, phường, thị trấn, đặc biệt là tới các xã thuộc 69 huyện nghèo của cả nước từ nguồn kinh phí nhà nước. Cụ thể là Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật triển khai; các dự án, đề án khác liên quan đến hoạt động xuất bản và phát hành sách đến cơ sở trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì; Dự án “xuất bản phẩm theo chuyên đề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo do Bộ TT&TT chủ trì; Mô hình Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn do Bộ Tư pháp chủ trì; Các chương trình, dự án cung cấp sách, tài liệu của những tổ chức chính trị - xã hội trong nước...
Hoạt động đưa sách đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có tác dụng tích cực là cung cấp các thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, khoa học kỹ thuật... đến cán bộ, đảng viên, người dân tại địa bàn cơ sở. Từng bước rút ngắn khoảng cách hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng miền, góp phần giải quyết những khó khăn về thông tin và truyền thông tới cấp cơ sở, đặc biệt ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, có nhiều dự án triển khai trên cùng một địa bàn (cấp xã, phường, thị trấn) tạo sự phân tán, manh mún, không thống nhất trong việc quản lý và sử dụng các nguồn sách được trang bị tại cơ sở vì mỗi nguồn sách lại do một đơn vị tiếp nhận, quản lý.
Do đó, ông Bảo đề nghị, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu đưa các nguồn sách tập trung về một đầu mối tiếp nhận là Ban Văn hóa xã (trực thuộc UBND cấp xã, phường, thị trấn). Việc thống nhất một đầu mối chịu trách nhiệm tiếp nhận sẽ tránh xảy ra hiện tượng phân tán, khó theo dõi, quản lý các nguồn sách được đưa về địa phương.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, khi chuyển giao sách đến địa bàn cơ sở, các yếu tố quan trọng phải quan tâm là: cơ sở vật chất (phòng đọc, tủ sách), nguồn nhân lực (cán bộ theo dõi, quản lý). Do đó, cần dành nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý, khai thác sử dụng sách cho đội ngũ cán bộ, nhân viên (nghiên cứu đề xuất chế độ phụ cấp trách nhiệm cho nhân viên phụ trách) và đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị để phát huy tác dụng phục vụ bạn đọc tại các địa bàn thuộc phạm vi thực hiện của đề án.
Hàng triệu cuốn sách trang bị về cấp xã
Một trong những đề án trang bị sách nhiều nhất là “Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn" do Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương thực hiện. Nhiệm vụ của đề án là cung cấp cho các xã, phường, thị trấn những cuốn sách thiết yếu về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể. Trong 2 năm (2009-2010) triển khai thí điểm, đã có hơn 4.000 xã, phường, thị trấn của 16 tỉnh, thành phố được trang bị 45 đầu sách cho cán bộ cấp xã. Trên cơ sở thành công của giai đoạn thí điểm, Đề án đã được chính thức triển khai trên toàn quốc từ năm 2011. Đến hết năm 2012 đã có 4 triệu cuốn sách của gần 200 đầu được trang bị. Năm 2013, đề án này dự kiến sẽ trang bị khoảng 100 đầu sách cho các cơ sở xã, phường, thị trấn, với số địa chỉ nhận sách tăng thêm khoảng 10-15% so với năm 2012.
Từ năm 2012, Bộ TT&TT cũng chủ trì triển khai dự án "Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo". Dự án này là một trong ba dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1212/QĐ-TTg ngày 5/9/2012.
Năm 2011 dự án này đã cung cấp 144 đầu sách với 538.900 bản in tới 1.895 điểm BĐVHX, 233 đồn biên phòng thuộc 21 tỉnh. Năm 2012 đã cấp 112 đầu sách, 360.640 bản in tới 2.603 điểm BĐVHX và 422 đồn biên phòng thuộc 48 tỉnh. Mỗi điểm nằm trong dự án được nhận 01 bản in. Các loại sách chủ yếu có số trang dưới 120 trang, có nội dung cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của từng vùng, miền. năm 2013, số lượng đầu sách và số điểm được nhận sách dự kiến sẽ tăng lên trên 3.000 điểm.
Theo ICTnews
Bưu điện Việt Nam áp dụng bảng cước EMS mới từ 1/7
Trong bảng cước mới dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước, VNPost Express đã có một số điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ.
Bảng cước mới dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước của Công ty CP chuyển phát nhanh Bưu điện (VNPost Express) chính thức được áp dụng trên toàn mạng lưới bưu chính kể từ hôm nay, ngày 1/7/2013.
Chuyển phát nhanh EMS là dịch vụ nhận gửi, vận chuyển và phát các loại thư, tài liệu, vật phẩm hàng hóa theo chỉ tiêu thời gian được công bố trước. Đây là dịch vụ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) làm đại lý cho Công ty VNPost Express.
Ngày 14/6/2013, Tổng Giám đốc VNPost Express Lê Quốc Anh đã ký quyết định ban hành bảng cước dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước. Được bắt đầu áp dụng từ ngày 1/7/2013, bảng cước mới dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước của VNPost Express đã điều chỉnh cước dịch vụ EMS liên tỉnh đối với một số nấc trọng lượng bưu gửi của các vùng cước.
Cụ thể, giảm cước đối với bưu gửi có nấc trọng lượng đến 50gram và trên 50 -100gram thuộc các vùng cước nhằm nâng cao tính cạnh tranh giá cước, khuyến khích tăng trưởng đối với bưu gửi là tài liệu; tăng cước đối với các bưu gửi là hàng hóa tại những vùng cước mà cước dịch vụ EMS đang thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng kinh doanh dịch vụ này; và giảm cước đối với các bưu gửi thuộc vùng 4 để thu hút nhu cầu khách hàng tại các khu công nghiệp.
Đồng thời, VNPost Express cũng thực hiện tách cước dịch vụ EMS tuyến trọng điểm thuộc vùng 2 thành các chặng Hà Nội - TP.HCM và ngược lại, chặng Đà Nẵng - Hà Nội, TP.HCM và ngược lại để nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ.
Bên cạnh đó, Bảng cước dịch vụ EMS trong nước mới đã bổ sung thêm cước các dịch vụ đặc biệt, dịch vụ cộng thêm. Chẳng hạn như, với dịch vụ hỏa tốc, bổ sung bảng cước dịch vụ hỏa tốc theo vùng (thay cho 3 tuyến cố định trước đây) để thuận tiện khi mở rộng các tuyến cung cấp dịch vụ hỏa tốc trên phạm vi toàn mạng lưới; đồng thời tách cước dịch vụ hỏa tốc tuyến trọng điểm thuộc vùng 3 thành các chặng Hà Nội - TP.HCM và ngược lại, chặng Đà Nẵng - Hà Nội, TP.HCM và ngược lại để nâng cao sức cạnh tranh.
Đối với các dịch vụ cộng thêm, bảng cước mới bổ sung quy định cước các dịch vụ: phát đồng kiểm, hàng nhạy cảm (EMS-VUN), phát ngoài giờ hành chính. Ví dụ, cước dịch vụ phát ngoài giờ hành chính trong phạm vi nội tỉnh với bưu gửi đến 2.000 gram là 11.000 đồng; mỗi 500 gram tiếp theo sẽ có giá cước là 2.750 đồng. Riêng với dịch vụ EMS nhận gửi theo lô có sử dụng dịch vụ cộng thêm thì cước sử dụng dịch vụ cộng thêm được áp dụng cho cả lô như đối với một bưu gửi đơn lẻ thông thường.
Về các loại phụ phí, bảng cước mới đã điều chỉnh mức thu phụ phí xăng dầu là 20% để phù hợp với những biến động về chi phí xăng dầu trong thời gian qua, đặc biệt là với các dịch vụ vận chuyển thuê ngoài như đường bay, đường bộ; khôi phục việc thu phụ phí vùng xa 20%, áp dụng 1 lần đối với các bưu gửi EMS gửi đi từ vùng xa hoặc gửi đến vùng xa.
Thông tin chi tiết về bảng cước mới và vùng, khu vực tính cước dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước được đăng tải tại đây.
Được biết, cùng với việc ban hành bảng cước dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước mới, Công ty CP chuyển phát nhanh Bưu điện cũng đã triển khai nâng cấp phần mềm quản lý dịch vụ chuyển phát nhanh EMS Enterprise phiên bản 2.6 nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu tính cước dịch vụ.
Quy định bồi thường với bưu gửi EMS trong nước
- Trường hợp bưu gửi phát chậm so với thời gian toàn trình, sẽ hoàn lại cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.
- Trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng, tráo đổi toàn bộ nội dung hoặc bị thất lạc, mức bồi thường bằng 4 lần mức cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.
- Trường hợp bưu gửi bị hư hỏng, mất hoặc tráo đổi một phần nội dung, mức bồi thường tối đa cho mỗi bưu gửi sẽ được tính theo công thức: số tiền bồi thường bằng tỷ lệ % khối lượng bưu gửi bị hư hỏng, mất hoặc tráo đổi một phần nội dung nhân với mức bồi thường tối đa. Trong đó, tỷ lệ % khối lượng bưu gửi bị mất, hưu hỏng hoặc tráo đổi một phần nội dung được xác định căn cứ vào biên bản lập có xác nhận của người gửi; mức bồi thường được tính bằng 4 lần mức cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.
Chuyển phát nhanh EMS là dịch vụ nhận gửi, vận chuyển và phát các loại thư, tài liệu, vật phẩm hàng hóa theo chỉ tiêu thời gian được công bố trước. Đây là dịch vụ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) làm đại lý cho Công ty VNPost Express.
Ngày 14/6/2013, Tổng Giám đốc VNPost Express Lê Quốc Anh đã ký quyết định ban hành bảng cước dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước. Được bắt đầu áp dụng từ ngày 1/7/2013, bảng cước mới dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước của VNPost Express đã điều chỉnh cước dịch vụ EMS liên tỉnh đối với một số nấc trọng lượng bưu gửi của các vùng cước.
Cụ thể, giảm cước đối với bưu gửi có nấc trọng lượng đến 50gram và trên 50 -100gram thuộc các vùng cước nhằm nâng cao tính cạnh tranh giá cước, khuyến khích tăng trưởng đối với bưu gửi là tài liệu; tăng cước đối với các bưu gửi là hàng hóa tại những vùng cước mà cước dịch vụ EMS đang thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng kinh doanh dịch vụ này; và giảm cước đối với các bưu gửi thuộc vùng 4 để thu hút nhu cầu khách hàng tại các khu công nghiệp.
Đồng thời, VNPost Express cũng thực hiện tách cước dịch vụ EMS tuyến trọng điểm thuộc vùng 2 thành các chặng Hà Nội - TP.HCM và ngược lại, chặng Đà Nẵng - Hà Nội, TP.HCM và ngược lại để nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ.
Bên cạnh đó, Bảng cước dịch vụ EMS trong nước mới đã bổ sung thêm cước các dịch vụ đặc biệt, dịch vụ cộng thêm. Chẳng hạn như, với dịch vụ hỏa tốc, bổ sung bảng cước dịch vụ hỏa tốc theo vùng (thay cho 3 tuyến cố định trước đây) để thuận tiện khi mở rộng các tuyến cung cấp dịch vụ hỏa tốc trên phạm vi toàn mạng lưới; đồng thời tách cước dịch vụ hỏa tốc tuyến trọng điểm thuộc vùng 3 thành các chặng Hà Nội - TP.HCM và ngược lại, chặng Đà Nẵng - Hà Nội, TP.HCM và ngược lại để nâng cao sức cạnh tranh.
Đối với các dịch vụ cộng thêm, bảng cước mới bổ sung quy định cước các dịch vụ: phát đồng kiểm, hàng nhạy cảm (EMS-VUN), phát ngoài giờ hành chính. Ví dụ, cước dịch vụ phát ngoài giờ hành chính trong phạm vi nội tỉnh với bưu gửi đến 2.000 gram là 11.000 đồng; mỗi 500 gram tiếp theo sẽ có giá cước là 2.750 đồng. Riêng với dịch vụ EMS nhận gửi theo lô có sử dụng dịch vụ cộng thêm thì cước sử dụng dịch vụ cộng thêm được áp dụng cho cả lô như đối với một bưu gửi đơn lẻ thông thường.
Về các loại phụ phí, bảng cước mới đã điều chỉnh mức thu phụ phí xăng dầu là 20% để phù hợp với những biến động về chi phí xăng dầu trong thời gian qua, đặc biệt là với các dịch vụ vận chuyển thuê ngoài như đường bay, đường bộ; khôi phục việc thu phụ phí vùng xa 20%, áp dụng 1 lần đối với các bưu gửi EMS gửi đi từ vùng xa hoặc gửi đến vùng xa.
Thông tin chi tiết về bảng cước mới và vùng, khu vực tính cước dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước được đăng tải tại đây.
Được biết, cùng với việc ban hành bảng cước dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước mới, Công ty CP chuyển phát nhanh Bưu điện cũng đã triển khai nâng cấp phần mềm quản lý dịch vụ chuyển phát nhanh EMS Enterprise phiên bản 2.6 nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu tính cước dịch vụ.
Quy định bồi thường với bưu gửi EMS trong nước
- Trường hợp bưu gửi phát chậm so với thời gian toàn trình, sẽ hoàn lại cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.
- Trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng, tráo đổi toàn bộ nội dung hoặc bị thất lạc, mức bồi thường bằng 4 lần mức cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.
- Trường hợp bưu gửi bị hư hỏng, mất hoặc tráo đổi một phần nội dung, mức bồi thường tối đa cho mỗi bưu gửi sẽ được tính theo công thức: số tiền bồi thường bằng tỷ lệ % khối lượng bưu gửi bị hư hỏng, mất hoặc tráo đổi một phần nội dung nhân với mức bồi thường tối đa. Trong đó, tỷ lệ % khối lượng bưu gửi bị mất, hưu hỏng hoặc tráo đổi một phần nội dung được xác định căn cứ vào biên bản lập có xác nhận của người gửi; mức bồi thường được tính bằng 4 lần mức cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.
Theo ICTnews
PTI đạt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
Vừa qua, theo thông báo của Hội đồng Tổ chức Chương trình “50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”, PTI vinh dự là một trong 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất. Đây là kết quả đánh giá của Hội đồng tư vấn bao gồm những chuyên gia phân tích tài chính đến từ Công ty chứng khoán Thiên Việt, Công ty Mckensey & Company Việt Nam và Công ty Quản lý Quỹ VIG.
Khảo sát được tiến hành theo hai phương pháp định lượng và định tính, nhằm đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh các công ty thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, căn cứ vào 4 chỉ số tăng trưởng gồm: doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trên vốn bình quân 3 năm 2010-2012.
Kết quả khảo sát năm nay có nhiều sự thay đổi lớn so với năm trước. Các công ty bất động sản rớt khỏi danh sách TOP 10 công ty trong khi ngành năng lượng bắt đầu rỗi dậy với việc chiếm lấy vị trí đầu tiên trong bản xếp hạng.
Khảo sát được tiến hành theo hai phương pháp định lượng và định tính, nhằm đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh các công ty thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, căn cứ vào 4 chỉ số tăng trưởng gồm: doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trên vốn bình quân 3 năm 2010-2012.
Kết quả khảo sát năm nay có nhiều sự thay đổi lớn so với năm trước. Các công ty bất động sản rớt khỏi danh sách TOP 10 công ty trong khi ngành năng lượng bắt đầu rỗi dậy với việc chiếm lấy vị trí đầu tiên trong bản xếp hạng.
Trong 3 năm, PTI là một trong ít doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định nhất thị trường. Doanh thu tăng trưởng 200%, trong đó, các nghiệp vụ quan trọng như nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe vươn lên giữ vị trí thứ 3 trên thị trường.
Theo PTI
Tin về các doanh nghiệp Bưu chính khác
Hàng loạt tập đoàn ngậm ngùi thoái vốn ngoài ngành
Sau khi tái cơ cấu, nhiều "ông lớn" buộc phải rút tiền khỏi các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành của mình.
Các "ông lớn" lần lượt thoái vốn ngoài ngành
Để đầu tư làm lớn mạnh ngành kinh doanh chính của mình, đầu tư cho ngành nghề mới hoặc để khắc phục tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã lần lượt rút tiền khỏi các ngành nghề tay trái. Những tập đoàn tay to như Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel)... đều thoái vốn khỏi đầu tư ngoài ngành.
Trong đề án "Tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) giai đoạn 2013-2015" vừa mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngoài các lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, Viettel sẽ có thêm ngành nghề kinh doanh chính nữa là phát thanh, truyền hình và bưu chính. Mới đây, tập đoàn Viettel đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Bên cạnh đó, Viettel cũng tham gia vào lĩnh vực thương mại, phân phối bán lẻ vật tư, thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng và bất động sản.
Các "ông lớn" lần lượt thoái vốn ngoài ngành
Để đầu tư làm lớn mạnh ngành kinh doanh chính của mình, đầu tư cho ngành nghề mới hoặc để khắc phục tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã lần lượt rút tiền khỏi các ngành nghề tay trái. Những tập đoàn tay to như Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel)... đều thoái vốn khỏi đầu tư ngoài ngành.
Trong đề án "Tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) giai đoạn 2013-2015" vừa mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngoài các lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, Viettel sẽ có thêm ngành nghề kinh doanh chính nữa là phát thanh, truyền hình và bưu chính. Mới đây, tập đoàn Viettel đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Bên cạnh đó, Viettel cũng tham gia vào lĩnh vực thương mại, phân phối bán lẻ vật tư, thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng và bất động sản.
Tới năm 2015, vốn điều lệ của tập đoàn này sẽ tăng lên 100.000 tỷ đồng, gấp đôi so với hiện nay. Tuy nhiên, "ông lớn" này sẽ phải thoái vốn tại 5 doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Công nghệ Viettel, Công ty cổ phần Phát triển thương mại Vinaconex, Công ty cổ phần EVN Quốc tế, Công ty tài chính cổ phần Vinaconex - Viettel (VVF) và Công ty cổ phần Công nghiệp cao su Coecoo. Đồng thời sáp nhập Công ty thông tin Viễn thông điện lực vào công ty mẹ. Thủ tướng yêu cầu Tổng giám đốc Viettel phải có lộ trình và phương án cụ thể để hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn đã đầu tư vào 5 doanh nghiệp này.
VVF được thành lập vào năm 2008 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó Viettel là một trong những cổ đông sáng lập. Những người bỏ tiền vào đây đều kỳ vọng rằng, VVF sẽ trở thành thương hiệu sáng giá, hoạt động hiệu quả và là nơi sinh lợi tốt. Tuy nhiên, trong năm 2012, công ty hoàn thành chưa đến 60% kế hoạch lợi nhuận do phải trích dự phòng, tỷ lệ nợ xấu là 4,2% trong khi kế hoạch đề ra chỉ là 2%. Nợ quá hạn chiếm tới hơn 1/3 vốn điều lệ của VVF. VVF không còn là kỳ vọng của những cổ đông nữa.
PVN phải thoái vốn ở hàng loạt doanh nghiệp thành viên
Theo đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giai đoạn năm 2012 -2015, PVN phải cổ phần hóa và thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp thành viên. Theo đó, sẽ chỉ có Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) là PVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ, còn lại, sẽ phải cổ phần hóa và giảm phần vốn mà Nhà nước nắm giữ tại Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn, Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau, Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất. Từ năm 2012 - 2015, PVN phải bán bớt phần vốn PVN đang nắm giữ tại Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí, Tổng công ty Công nghệ năng lượng dầu khí Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần Hoá dầu và xơ sợi tổng hợp dầu khí, Công ty cổ phần PVI.
Trong giai đoạn năm 2012 - 2015, PVN phải thoái toàn bộ vốn đang nắm giữ tại Công ty TNHH một thành viên Khu công nghiệp Lai Vu, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Dương, Công ty cổ phần phát triển Đông Dương Xanh, Công ty cổ phần Đầu tư tài chính công đoàn dầu khí Việt Nam. Sau năm 2015, PVN sẽ phải cổ phần hoá Tổng công ty Dầu Việt Nam; phải thoái hết vốn ở Tổng công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Dầu khí. Riêng với Tổng công ty Phân bón và hoá chất dầu khí, PVN phải giảm tỷ lệ nắm giữ xuống còn 51% vốn điều lệ...
EVN phải thoái vốn tại 6 doanh nghiệp
Trong "Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2012 - 2015" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, EVN được đầu tư vào 4 ngành chính như: sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; xuất khẩu điện năng, đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện và cơ khí...
Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực được kinh doanh lính vực liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề chính gồm: Xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện; xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị nhà máy điện, thiết bị đường dây và trạm biến áp, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin...
Đến hết năm 2015, EVN phải hoàn thành việc thoái vốn tại 6 doanh nghiệp: Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình, Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu, Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Điện lực Việt Nam. Có 14 đơn vị của EVN được giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ như: Công ty Thủy điện Hòa Bình; Công ty Thủy điện Ialy; Công ty Thủy điện Trị An; Công ty thủy điện Tuyên Quang...
Vinalines vẫn đang đau đầu tính phương án thoái vốn thích hợp
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã lên kế hoạch đến năm 2015 thoái vốn khỏi 37 doanh nghiệp thành viên. Trao đổi với báo giới, ông Trịnh Vũ Khoa - Giám đốc Công ty đại lý hàng hải Việt Nam cho biết, nếu làm triệt để, hiệu quả thì việc thoái vốn tại 37 doanh nghiệp của Vinalines thu về từ 300- 500 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ vốn góp của Vinalines tại 37 doanh nghiệp sẽ thoái vốn chiếm từ 5- 40%. Vinalines đang rà soát và chọn thời điểm thoái vốn thích hợp cho từng doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả thu hồi vốn...
Petrolimex.có lãi cũng phải thoái
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm tài chính 2012 của Petrolimex, các ngành kinh doanh ngoài ngành khác mang về cho Tập đoàn này khoản lãi 978 tỷ. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu đặt ra là xây dựng Petrolimex thành tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, giữ vai trò bình ổn thị trường xăng dầu, Thủ tướng yêu cầu tập đoàn này phải thoái vốn các doanh nghiệp thành viên ngoài lĩnh vực kinh doanh chính có hiệu quả thấp, không mở rộng đầu tư ngoài ngành, tiến tới chấm dứt đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. Lộ trình thoái vốn từ năm 2011 đến năm 2015.
Trao đổi với báo giới về vấn đề thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước, đại điện Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính khẳng định: "Dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tiến trình thoái vốn doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư vào ngành tay trái vẫn phải hoàn thành trước năm 2015" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo vị đại diện này, ngoài 4 lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng và chứng khoán (nếu không phải là ngành kinh doanh chính, được giao) thì các tập đoàn, tổng công ty phải thoái vốn. Các tập đoàn và tổng công ty phải trình Chính phủ đề án tái cơ cấu doanh nghiệp của mình. Trong đề án tái cơ cấu, thì các tập đoàn và tổng công ty phải xây dựng phương án thoái vốn. Còn thoái như thế nào, lúc nào cho đảm bảo hiệu quả nhất trong một giai đoạn thì các tập đoàn và tổng công ty phải xây dựng đề xuất. Tức là doanh nghiệp phải xây dựng rõ kế hoạch và lộ trình thoái vốn. Trong đề án tái cơ cấu cũng phải báo cáo các khoản nợ xấu, nợ không có khả năng thu hồi để có phương án xử lý.
VVF được thành lập vào năm 2008 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó Viettel là một trong những cổ đông sáng lập. Những người bỏ tiền vào đây đều kỳ vọng rằng, VVF sẽ trở thành thương hiệu sáng giá, hoạt động hiệu quả và là nơi sinh lợi tốt. Tuy nhiên, trong năm 2012, công ty hoàn thành chưa đến 60% kế hoạch lợi nhuận do phải trích dự phòng, tỷ lệ nợ xấu là 4,2% trong khi kế hoạch đề ra chỉ là 2%. Nợ quá hạn chiếm tới hơn 1/3 vốn điều lệ của VVF. VVF không còn là kỳ vọng của những cổ đông nữa.
PVN phải thoái vốn ở hàng loạt doanh nghiệp thành viên
Theo đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giai đoạn năm 2012 -2015, PVN phải cổ phần hóa và thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp thành viên. Theo đó, sẽ chỉ có Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) là PVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ, còn lại, sẽ phải cổ phần hóa và giảm phần vốn mà Nhà nước nắm giữ tại Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn, Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau, Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất. Từ năm 2012 - 2015, PVN phải bán bớt phần vốn PVN đang nắm giữ tại Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí, Tổng công ty Công nghệ năng lượng dầu khí Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần Hoá dầu và xơ sợi tổng hợp dầu khí, Công ty cổ phần PVI.
Trong giai đoạn năm 2012 - 2015, PVN phải thoái toàn bộ vốn đang nắm giữ tại Công ty TNHH một thành viên Khu công nghiệp Lai Vu, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Dương, Công ty cổ phần phát triển Đông Dương Xanh, Công ty cổ phần Đầu tư tài chính công đoàn dầu khí Việt Nam. Sau năm 2015, PVN sẽ phải cổ phần hoá Tổng công ty Dầu Việt Nam; phải thoái hết vốn ở Tổng công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Dầu khí. Riêng với Tổng công ty Phân bón và hoá chất dầu khí, PVN phải giảm tỷ lệ nắm giữ xuống còn 51% vốn điều lệ...
EVN phải thoái vốn tại 6 doanh nghiệp
Trong "Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2012 - 2015" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, EVN được đầu tư vào 4 ngành chính như: sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; xuất khẩu điện năng, đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện và cơ khí...
Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực được kinh doanh lính vực liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề chính gồm: Xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện; xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị nhà máy điện, thiết bị đường dây và trạm biến áp, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin...
Đến hết năm 2015, EVN phải hoàn thành việc thoái vốn tại 6 doanh nghiệp: Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình, Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu, Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Điện lực Việt Nam. Có 14 đơn vị của EVN được giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ như: Công ty Thủy điện Hòa Bình; Công ty Thủy điện Ialy; Công ty Thủy điện Trị An; Công ty thủy điện Tuyên Quang...
Vinalines vẫn đang đau đầu tính phương án thoái vốn thích hợp
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã lên kế hoạch đến năm 2015 thoái vốn khỏi 37 doanh nghiệp thành viên. Trao đổi với báo giới, ông Trịnh Vũ Khoa - Giám đốc Công ty đại lý hàng hải Việt Nam cho biết, nếu làm triệt để, hiệu quả thì việc thoái vốn tại 37 doanh nghiệp của Vinalines thu về từ 300- 500 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ vốn góp của Vinalines tại 37 doanh nghiệp sẽ thoái vốn chiếm từ 5- 40%. Vinalines đang rà soát và chọn thời điểm thoái vốn thích hợp cho từng doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả thu hồi vốn...
Petrolimex.có lãi cũng phải thoái
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm tài chính 2012 của Petrolimex, các ngành kinh doanh ngoài ngành khác mang về cho Tập đoàn này khoản lãi 978 tỷ. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu đặt ra là xây dựng Petrolimex thành tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, giữ vai trò bình ổn thị trường xăng dầu, Thủ tướng yêu cầu tập đoàn này phải thoái vốn các doanh nghiệp thành viên ngoài lĩnh vực kinh doanh chính có hiệu quả thấp, không mở rộng đầu tư ngoài ngành, tiến tới chấm dứt đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. Lộ trình thoái vốn từ năm 2011 đến năm 2015.
Trao đổi với báo giới về vấn đề thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước, đại điện Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính khẳng định: "Dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tiến trình thoái vốn doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư vào ngành tay trái vẫn phải hoàn thành trước năm 2015" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo vị đại diện này, ngoài 4 lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng và chứng khoán (nếu không phải là ngành kinh doanh chính, được giao) thì các tập đoàn, tổng công ty phải thoái vốn. Các tập đoàn và tổng công ty phải trình Chính phủ đề án tái cơ cấu doanh nghiệp của mình. Trong đề án tái cơ cấu, thì các tập đoàn và tổng công ty phải xây dựng phương án thoái vốn. Còn thoái như thế nào, lúc nào cho đảm bảo hiệu quả nhất trong một giai đoạn thì các tập đoàn và tổng công ty phải xây dựng đề xuất. Tức là doanh nghiệp phải xây dựng rõ kế hoạch và lộ trình thoái vốn. Trong đề án tái cơ cấu cũng phải báo cáo các khoản nợ xấu, nợ không có khả năng thu hồi để có phương án xử lý.
Theo Tin tức online
Những vật cấm gửi khi chuyển phát nhanh
Công ty Tasetco luôn đáp ứng nhu cầu của quý khách. Quý khách hàng có thể chuyển phát nhanh đi các nước trong và ngoài nước,sau đây là những vật cầm chuyển phát nhanh
I. Vật cấm gửi.
1) Các chất ma túy và chất kích thích thần kinh.
2) Vũ khí đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
3) Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động; ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tực ông cộng chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
4) Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và các chất gây nguy hiểm hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
5) Các loại vật phẩm hàng hóa mà nhà nước cấm lưu thông, cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
6) Sinh vật sống.
7) Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước nhận.
8) Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền.
9) Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim…), các loại đá quí hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quí, đá quí.
10) Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau.
II. Vật gửi có điều kiện
1) Bưu gửi có hàng hóa để kinh doanh phải có chứng từ thuế theo qui định của pháp luật.
2) Vật phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành phải thực hiện theo qui định của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền và theo thông báo của Hiệp hội EMS.
3) Vật phẩm hàng hóa dễ hư hỏng, chất lỏng, chất bột đóng gói phải đảm bảo không gây hư hỏng, ô nhiễm bưu gửi khác.
4) Vật phẩm hàng hóa gửi trong bưu gửi vận chuyển qua đường hàng không phải tuân theo những qui định về an ninh hàng không.
III. Điều kiện nhận gửi bưu gửi đi Quốc tế
Ngoài những qui định đối với bưu gửi trong nước, bưu gửi đi quốc tế phải tuân thủ các qui định sau:
1) Vật gửi trong bưu gửi phải thực hiện các qui định về xuất khẩu của nhà nước và điều kiện nhập khẩu vào các nước nhận (căn cứ qui định về hàng hóa và vật phẩm cấm nhập và nhập có điều kiện vào các nước. Danh mục hàng cấm gửi và gửi đến các nước như sau:
2) Bưu gửi có vật phẩm, hàng hóa phải qua thủ tục kiểm tra hải quan và phải nộp thuếvà lệ phí Hải quan theo các qui định hiện hành.
3) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tổ chức nhận bưu gửi đi quốc tế phải đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ và phảit uân theo những qui định trong thông tư và các văn bản hiện hành của cơ quan chức năng có liên quan.
I. Vật cấm gửi.
1) Các chất ma túy và chất kích thích thần kinh.
2) Vũ khí đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
3) Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động; ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tực ông cộng chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
4) Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và các chất gây nguy hiểm hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
5) Các loại vật phẩm hàng hóa mà nhà nước cấm lưu thông, cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
6) Sinh vật sống.
7) Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước nhận.
8) Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền.
9) Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim…), các loại đá quí hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quí, đá quí.
10) Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau.
II. Vật gửi có điều kiện
1) Bưu gửi có hàng hóa để kinh doanh phải có chứng từ thuế theo qui định của pháp luật.
2) Vật phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành phải thực hiện theo qui định của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền và theo thông báo của Hiệp hội EMS.
3) Vật phẩm hàng hóa dễ hư hỏng, chất lỏng, chất bột đóng gói phải đảm bảo không gây hư hỏng, ô nhiễm bưu gửi khác.
4) Vật phẩm hàng hóa gửi trong bưu gửi vận chuyển qua đường hàng không phải tuân theo những qui định về an ninh hàng không.
III. Điều kiện nhận gửi bưu gửi đi Quốc tế
Ngoài những qui định đối với bưu gửi trong nước, bưu gửi đi quốc tế phải tuân thủ các qui định sau:
1) Vật gửi trong bưu gửi phải thực hiện các qui định về xuất khẩu của nhà nước và điều kiện nhập khẩu vào các nước nhận (căn cứ qui định về hàng hóa và vật phẩm cấm nhập và nhập có điều kiện vào các nước. Danh mục hàng cấm gửi và gửi đến các nước như sau:
2) Bưu gửi có vật phẩm, hàng hóa phải qua thủ tục kiểm tra hải quan và phải nộp thuếvà lệ phí Hải quan theo các qui định hiện hành.
3) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tổ chức nhận bưu gửi đi quốc tế phải đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ và phảit uân theo những qui định trong thông tư và các văn bản hiện hành của cơ quan chức năng có liên quan.
Theo Tasetco
Chuyển phát nhanh và những điều cần biết
Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay việc hội nhập nền kinh tế khá phát triển so với các năm trước, có rất nhiều các công ty mọc lên,nhiều các dịch vụ ra đời.
Một trong những dịch vụ không thể thiếu trong xu hướng hiện nay đó chính là dịch vụ chuyển phát nhanh, bưu phẩm, bưu kiện ,hàng hóa,chứng từ ra nước ngoài.
Bạn có thể gửi bất cứ thứ gì dù bạn ở đâu trong thời gian nhanh nhất. Và đã là dịch vụ thì không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện vận chuyển. Vậy đây là lời khuyên của chúng tôi dành cho các bạn là hãy tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng nó.
Quy trình chuyển phát nhanh hàng hóa ra nước ngoài:
Khách hàng tìm đến các công ty chuyển phát nhanh quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam để gửi hàng. Hàng sẽ được vận chuyển từ tay người gửi đến với công ty chuyển phát nhanh.Vậy
Gửi chuyển phát nhanh cần biết
1. Công ty chuyển phát nhanh với rất nhiều các hãng khác nhau chuyển phát nhanh thì có máy bay riêng, có các điểm trung chuyển hàng hóa trên các quốc gia toàn thế giới, có khả năng vận chuyển hàng hóa quốc tế.
- Các công ty chuyển phát nhanh tại Việt Nam không có khả năng chuyên chở, vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài, vì vậy hàng hóa được vận chuyển đến tay người nhận bên nước ngoài nhanh hay chậm, hỏng hay gặp bất cứ một vấn đề gì thì không phải lo lỗi của các công ty chuyển phát nhanh này gây nên.
- Các công ty này là các đại lý có khả năng thu gom hàng lại thành một điểm tập trung hàng để gửi.
- Các tiêu chí để ta đánh giá và lựa chọn các công ty chuyển phát nhanh quốc tế là :
• Giá cả hợp lý: Nhìn chung các đại lý này đều được các hãng cho các bảng giá tương đương nhau nên việc chênh lệch về giá là không đáng kể, nên khách hàng nên quan tâm về dịch vụ của các đại lý xem họ phục vụ ra sao mà thôi.Hiện nay các công ty cạnh tranh nhau khá lớn nên khách hàng có thể được hưởng mức giá tốt hơn nhiều so với giá công bố của hãng
• Được tư vấn đầy đủ trước khi gửi hàng: Tư vấn về cách đo cân nặng, cồng kềnh về thể tích,quá trình lấy hàng và đóng hàng hóa…..
• Các yếu tố cảm nhận được về dịch vụ khi họ trả lời, nghe điện thoại tư vấn cho khách hàng, ……và các yếu tố khác tùy theo cảm tính của khách hàng.
2. Các đại lý chuyển phát nhanh này sẽ gom hàng lại và mang tất cả các hàng này đi gửi ở các hãng chuyển phát nhanh: quá trình này thì không có vấn đề gì lắm vì các công ty mang hàng đi gửi thì chỉ là một quãng đường ngắn trong thành phố nên sẽ không có vấn đề gì để có thể làm hàng hóa bị hư hỏng hay thất lạc được.
3. Các hãng vận chuyển này dựa vào khả năng vận chuyển của chính mình để vận chuyển hàng ra nước ngoài đến tay người nhận: các hãng vận chuyển có máy báy riêng họ sẽ vận chuyển hàng hóa qua các nước và phát đến tay người nhận. Quá trình này là quá trình dễ xảy ra các hư hỏng và mất mát nhất cho các hàng hóa. Vì hàng được chuyển qua nhiều điểm dừng , các sân bay, kho bãi…..của nhiều nước.
- Các hãng này thì thường rất uy tín như chuyển phát nhanh TNT, HDL, Fedex, ….nhưng việc xảy ra hư hỏng, mất mát hay chậm trễ hàng hóa là điều ko thể tránh khỏi. và khi các hãng để xảy ra sự việc chậm trễ, hư hỏng hay mất mát gì thì hãng họ cũng không có trách nhiệm đền bù gì cho các công ty gửi hàng cả, trừ khi lô hàng được mua bảo hiểm.
Đây chính là điều gây hiểu lầm và mâu thuẫn giữa các công ty chuyển phát nhanh và khách hàng. Khách hàng đánh giá không tốt các công ty này mà ko biết rằng các công ty chuyển phát nhanh không làm nên điều này.
-Khi vận chuyển hàng hóa cũng như chưng từ đến chậm, lỗi không chỉ do các nhà cung cấp dịch vụ, do nhỡ máy bay,thiên tai,lũ lụt,thời tiết xấu hay những yếu tố ngoại cảnh khác ....mà nguyên nhân từ phía khách hàng cũng không phải là ít. Có rất nhiều khách hàng tỏ ra khá bức xúc khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh mà bưu phẩm, bưu kiện đến người nhận quá chậm.
Tuy vậy, không phải lúc nào, bưu phẩm của bạn cũng được đảm bảo theo quy định trên, trong trường hợp địa chỉ người nhận là cơ quan nghỉ làm việc ngày thứ bẩy chủ nhật thì sẽ phải cộng thêm 02 ngày khi bưu phẩm đến bưu cục phát vào sau giờ làm việc ngày thứ sáu.
Nhiều bưu phẩm gửi từ Việt Nam sang khu vực Châu Âu thời gian phải mất tới 4-5 ngày làm việc mới tới nơi.Vì vậy khi tới nơi thì đã là cuối tuần rơi vào ngày thứ bẩy,chủ nhật nên thư sẽ không được mang đi phát mà phải chờ đến sáng ngày thứ hai thư mới đến tay được người nhận.Tuy khách hàng bực mình, công ty mang tiếng nhưng thực tế bưu phẩm gửi đi vẫn đúng với quy trình đường thư.
Chính vì toàn trình đường thư được tính theo giờ nên khi nhận thư, bao giờ bưu tá viên cũng ghi rất cẩn thận giờ nhận để tiện theo dõi và trả lời khiếu nại của khách hàng. Vì vậy, khi gửi chứng từ ,hàng hóa qua chuyển phát nhanh D&T quý khách hàng đặc biệt chú ý đến thời gian gửi, nên gửi vào mỗi sáng sớm hàng ngày, bưu phẩm của bạn sẽ được chuyển nhanh hơn.
- Một điều nữa gây nên hàng chậm trễ và mất hàng là do hải quan của nước hàng đến: Bất cứ hàng hóa gì đi theo bất cứ dịch vụ nào khi đến một nước đều phải qua bộ phận hải quan của nước đó. Hải quan họ làm nhanh/chậm, quét thùng hàng /rạch thùng hàng, giữ nguyên hàng / lấy đồ ….các hãng chuyển phát nhanh không thể quản được họ ( các công ty chuyển phát nhanh bé tí thì càng không ).
Vì vậy mới có chuyện gửi hàng mà lúc đi nhanh lúc đi chậm, mất đồ, rồi có khi hàng hóa phải đóng thuế theo quy định của nước nhận hàng. ( Việc đóng thuế này các hãng cũng không thể nắm được vì có hàng trăm quốc gia với hàng trăm ngàn quy định khác nhau...
Gửi chuyển phát nhanh cần biết
Hiện nay có rất nhiều công ty làm về dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế từ nhà nước, doanh nghiệp hay tư nhân đều tham gia. Chúng ta có quá nhiều sự lựa chọn để gửi và nhận hàng hóa hay bưu phẩm, chất lượng dịch vụ, thời gian vận chuyển và chi phí luôn là quan tâm hàng đầu của khách hàng và mỗi người có một tiêu chí riêng.
Vậy nhưng, cái gì cũng có giá của nó. Nếu bạn muốn nhanh chóng thì sẽ mất chi phí cao hơn, còn bạn muốn sử dụng dịch với giá rẻ thì sẽ không được an toàn và nguy cơ mất hàng sẽ ở mức cao. Bạn sử dụng dịch vụ của các công ty lớn sẽ đắt hơn so với những công ty tư nhân và chưa có tên tuổi bù lại hàng hóa của bạn sẽ được vận chuyển một cách an toàn và bảo đảm hơn.
Khi thị trường đa dạng nhu cầu cũng như hình thức cung cấp phục vụ thì dễ xảy ra những bất cập. Tuy nhiên việc chọn lọc và sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp nào là do người dùng quyết định.
Một trong những dịch vụ không thể thiếu trong xu hướng hiện nay đó chính là dịch vụ chuyển phát nhanh, bưu phẩm, bưu kiện ,hàng hóa,chứng từ ra nước ngoài.
Bạn có thể gửi bất cứ thứ gì dù bạn ở đâu trong thời gian nhanh nhất. Và đã là dịch vụ thì không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện vận chuyển. Vậy đây là lời khuyên của chúng tôi dành cho các bạn là hãy tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng nó.
Quy trình chuyển phát nhanh hàng hóa ra nước ngoài:
Khách hàng tìm đến các công ty chuyển phát nhanh quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam để gửi hàng. Hàng sẽ được vận chuyển từ tay người gửi đến với công ty chuyển phát nhanh.Vậy
Gửi chuyển phát nhanh cần biết
1. Công ty chuyển phát nhanh với rất nhiều các hãng khác nhau chuyển phát nhanh thì có máy bay riêng, có các điểm trung chuyển hàng hóa trên các quốc gia toàn thế giới, có khả năng vận chuyển hàng hóa quốc tế.
- Các công ty chuyển phát nhanh tại Việt Nam không có khả năng chuyên chở, vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài, vì vậy hàng hóa được vận chuyển đến tay người nhận bên nước ngoài nhanh hay chậm, hỏng hay gặp bất cứ một vấn đề gì thì không phải lo lỗi của các công ty chuyển phát nhanh này gây nên.
- Các công ty này là các đại lý có khả năng thu gom hàng lại thành một điểm tập trung hàng để gửi.
- Các tiêu chí để ta đánh giá và lựa chọn các công ty chuyển phát nhanh quốc tế là :
• Giá cả hợp lý: Nhìn chung các đại lý này đều được các hãng cho các bảng giá tương đương nhau nên việc chênh lệch về giá là không đáng kể, nên khách hàng nên quan tâm về dịch vụ của các đại lý xem họ phục vụ ra sao mà thôi.Hiện nay các công ty cạnh tranh nhau khá lớn nên khách hàng có thể được hưởng mức giá tốt hơn nhiều so với giá công bố của hãng
• Được tư vấn đầy đủ trước khi gửi hàng: Tư vấn về cách đo cân nặng, cồng kềnh về thể tích,quá trình lấy hàng và đóng hàng hóa…..
• Các yếu tố cảm nhận được về dịch vụ khi họ trả lời, nghe điện thoại tư vấn cho khách hàng, ……và các yếu tố khác tùy theo cảm tính của khách hàng.
2. Các đại lý chuyển phát nhanh này sẽ gom hàng lại và mang tất cả các hàng này đi gửi ở các hãng chuyển phát nhanh: quá trình này thì không có vấn đề gì lắm vì các công ty mang hàng đi gửi thì chỉ là một quãng đường ngắn trong thành phố nên sẽ không có vấn đề gì để có thể làm hàng hóa bị hư hỏng hay thất lạc được.
3. Các hãng vận chuyển này dựa vào khả năng vận chuyển của chính mình để vận chuyển hàng ra nước ngoài đến tay người nhận: các hãng vận chuyển có máy báy riêng họ sẽ vận chuyển hàng hóa qua các nước và phát đến tay người nhận. Quá trình này là quá trình dễ xảy ra các hư hỏng và mất mát nhất cho các hàng hóa. Vì hàng được chuyển qua nhiều điểm dừng , các sân bay, kho bãi…..của nhiều nước.
- Các hãng này thì thường rất uy tín như chuyển phát nhanh TNT, HDL, Fedex, ….nhưng việc xảy ra hư hỏng, mất mát hay chậm trễ hàng hóa là điều ko thể tránh khỏi. và khi các hãng để xảy ra sự việc chậm trễ, hư hỏng hay mất mát gì thì hãng họ cũng không có trách nhiệm đền bù gì cho các công ty gửi hàng cả, trừ khi lô hàng được mua bảo hiểm.
Đây chính là điều gây hiểu lầm và mâu thuẫn giữa các công ty chuyển phát nhanh và khách hàng. Khách hàng đánh giá không tốt các công ty này mà ko biết rằng các công ty chuyển phát nhanh không làm nên điều này.
-Khi vận chuyển hàng hóa cũng như chưng từ đến chậm, lỗi không chỉ do các nhà cung cấp dịch vụ, do nhỡ máy bay,thiên tai,lũ lụt,thời tiết xấu hay những yếu tố ngoại cảnh khác ....mà nguyên nhân từ phía khách hàng cũng không phải là ít. Có rất nhiều khách hàng tỏ ra khá bức xúc khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh mà bưu phẩm, bưu kiện đến người nhận quá chậm.
Tuy vậy, không phải lúc nào, bưu phẩm của bạn cũng được đảm bảo theo quy định trên, trong trường hợp địa chỉ người nhận là cơ quan nghỉ làm việc ngày thứ bẩy chủ nhật thì sẽ phải cộng thêm 02 ngày khi bưu phẩm đến bưu cục phát vào sau giờ làm việc ngày thứ sáu.
Nhiều bưu phẩm gửi từ Việt Nam sang khu vực Châu Âu thời gian phải mất tới 4-5 ngày làm việc mới tới nơi.Vì vậy khi tới nơi thì đã là cuối tuần rơi vào ngày thứ bẩy,chủ nhật nên thư sẽ không được mang đi phát mà phải chờ đến sáng ngày thứ hai thư mới đến tay được người nhận.Tuy khách hàng bực mình, công ty mang tiếng nhưng thực tế bưu phẩm gửi đi vẫn đúng với quy trình đường thư.
Chính vì toàn trình đường thư được tính theo giờ nên khi nhận thư, bao giờ bưu tá viên cũng ghi rất cẩn thận giờ nhận để tiện theo dõi và trả lời khiếu nại của khách hàng. Vì vậy, khi gửi chứng từ ,hàng hóa qua chuyển phát nhanh D&T quý khách hàng đặc biệt chú ý đến thời gian gửi, nên gửi vào mỗi sáng sớm hàng ngày, bưu phẩm của bạn sẽ được chuyển nhanh hơn.
- Một điều nữa gây nên hàng chậm trễ và mất hàng là do hải quan của nước hàng đến: Bất cứ hàng hóa gì đi theo bất cứ dịch vụ nào khi đến một nước đều phải qua bộ phận hải quan của nước đó. Hải quan họ làm nhanh/chậm, quét thùng hàng /rạch thùng hàng, giữ nguyên hàng / lấy đồ ….các hãng chuyển phát nhanh không thể quản được họ ( các công ty chuyển phát nhanh bé tí thì càng không ).
Vì vậy mới có chuyện gửi hàng mà lúc đi nhanh lúc đi chậm, mất đồ, rồi có khi hàng hóa phải đóng thuế theo quy định của nước nhận hàng. ( Việc đóng thuế này các hãng cũng không thể nắm được vì có hàng trăm quốc gia với hàng trăm ngàn quy định khác nhau...
Gửi chuyển phát nhanh cần biết
Hiện nay có rất nhiều công ty làm về dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế từ nhà nước, doanh nghiệp hay tư nhân đều tham gia. Chúng ta có quá nhiều sự lựa chọn để gửi và nhận hàng hóa hay bưu phẩm, chất lượng dịch vụ, thời gian vận chuyển và chi phí luôn là quan tâm hàng đầu của khách hàng và mỗi người có một tiêu chí riêng.
Vậy nhưng, cái gì cũng có giá của nó. Nếu bạn muốn nhanh chóng thì sẽ mất chi phí cao hơn, còn bạn muốn sử dụng dịch với giá rẻ thì sẽ không được an toàn và nguy cơ mất hàng sẽ ở mức cao. Bạn sử dụng dịch vụ của các công ty lớn sẽ đắt hơn so với những công ty tư nhân và chưa có tên tuổi bù lại hàng hóa của bạn sẽ được vận chuyển một cách an toàn và bảo đảm hơn.
Khi thị trường đa dạng nhu cầu cũng như hình thức cung cấp phục vụ thì dễ xảy ra những bất cập. Tuy nhiên việc chọn lọc và sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp nào là do người dùng quyết định.
Theo Tasetco
Related news
Tổng hợp báo chí ngành Bưu điện ngày 16/07/2025
16/07/2025 14:04
Tổng hợp báo chí ngành Bưu điện ngày 15/07/2025
15/07/2025 04:40
Tổng hợp báo chí ngành Bưu điện ngày 11/07/2025
14/07/2025 19:18
Tổng hợp báo chí ngành Bưu điện ngày 14/07/2025
11/07/2025 09:09
Tổng hợp báo chí ngành Bưu điện ngày 07/07/2025
07/07/2025 15:27
Tổng hợp báo chí ngành Bưu điện ngày 04/07/2025
04/07/2025 14:26