Bài dự thi Búa Liềm Vàng: Nhận diện sớm thách thức, áp dụng nhiều giải pháp hiệu quả để tăng năng suất và ổn định thu nhập cho Người lao động

Trong báo cáo Thước đo thương mại hàng hóa công bố ngày 24/8/2023, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhận định thương mại hàng hóa toàn cầu có dấu hiệu thay đổi tích cực trong Quý II/2023, nhờ tăng trưởng mạnh từ sản xuất và bán ô tô. Tuy nhiên, đà tăng trưởng tiếp theo trong Quý III/2023 và các quý sau đó có thể giảm đi do số lượng đơn hàng xuất khẩu vẫn còn yếu.

Theo WB, thương mại hàng hóa toàn cầu tiếp tục giảm trong Quý II/2023 khi chỉ số PMI về số lượng đơn hàng xuất khẩu mới của ngành chế biến, chế tạo dưới mức xu hướng, chỉ đạt 47,1 điểm trong tháng 6/2023. Ngược lại, thương mại dịch vụ mở rộng trong tháng 6/2023 mặc dù tốc độ đã chậm hơn so với tháng trước.

IMF nhận định tăng trưởng thương mại thế giới dự kiến sẽ giảm từ 5,2% năm 2022 xuống 2,0% năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 4,9% của giai đoạn 2000-2019. Suy giảm thương mại phản ánh nhu cầu toàn cầu giảm, gia tăng cơ cấu dịch vụ trong nước, tác động trễ của tăng giá đồng đô la Mỹ và gia tăng các rào cản thương mại toàn cầu.

Đối với Việt Nam, dự báo của ADB trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á tháng 9/2023 cho thấy, tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước chỉ đạt 3,7%, thấp hơn nhiều so với mức 6,5% trong nửa đầu năm 2022, do nhu cầu bên ngoài yếu và tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chế biến, chế tạo chỉ đạt 0,4%. Chỉ số PMI chế biến, chế tạo đã giảm xuống dưới 50 điểm kể từ tháng 3/2023 do tăng trưởng thương mại yếu khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Sản xuất công nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi sự cố mất điện ở miền Bắc và khó khăn trong lĩnh vực bất động sản. Việc thắt chặt tín dụng để đối phó với thị trường trái phiếu doanh nghiệp và rủi ro tài sản của các ngân hàng đã gây áp lực lên hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, sự phục hồi của du lịch trong nước đã thúc đẩy tiêu dùng, với doanh số bán lẻ trong nửa đầu năm 2023 tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, ADB dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam đạt 5,8%, điều chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2023.

Blv on Dinh Thu Nhap

(Nguồn: Tổng cục thống kê Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới Quý III và cả năm 2023 – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn)

Năm 2023, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) đã đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu phục hồi sau hai năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, thông qua việc áp dụng giải nhiều pháp, cùng với sự quyết tâm, BĐVN đã thực hiện một loạt biện pháp để nâng cao năng suất lao động và đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động.

BĐVN đánh giá sớm tình hình khó khăn của nền kinh tế ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nên đặc biệt quan đến việc thực hiện kế hoạch tổ chức sản xuất, rà soát, sắp xếp lao động hợp lý từ đầu năm. BĐVN thường xuyên bám sát tình hình thực tế để điều hành, triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh và hợp lý hoá sản xuất, tiết giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động.

Trong đó có những giải pháp cụ thể như Một số các giải pháp cụ thể được triển khai như: Định hướng và đã ban hành biện pháp để tối ưu hóa tổ chức sản xuất và tăng cường chất lượng dịch vụ Bưu chính chuyển phát; Rà soát, sắp xếp lao động hợp lý trên cơ sở định hướng, giải pháp về tổ chức sản xuất và kinh doanh; Phát triển kinh doanh là mục tiêu hàng đầu: đón đầu xu thế tiêu hàng tăng vào dịp cuối năm, BĐVN tổ chức chiến dịch ra quân “Chiến dịch 150 ngày về đích”. Trong đó, “Chiến dịch 150 ngày về đích” đặt mục tiêu hoàn thành 100% kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023, trong đó tập trung chủ yếu vào việc phát triển khách hàng, bứt phá doanh thu 2 dịch vụ cốt lõi là Bưu chính chuyển phát và Tài chính Bưu chính.

Nhờ những biện pháp và giải pháp kịp thời, năng suất lao động của BĐVN đã tăng 22,3% so với đầu năm 2023, đồng thời tiền lương, thu nhập người lao động được cải thiện đáng kể so với các tháng đầu năm và đạt hơn 90% so với kế hoạch đề ra và có tăng trưởng so với năm 2022.

Có thể nói, BĐVN là một ví dụ điển hình về cách một tổ chức đối mặt với khó khăn và đạt được kết quả tích cực thông qua việc nhận diện sớm các khó khăn, thách thức để có các giải pháp kịp thời và quyết tâm thực hiện. Các biện pháp này không chỉ giúp tăng năng suất lao động mà còn đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động, đóng góp tích cực vào sự phục hồi của kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19.

Nguyễn Xuân Cường, Ban TCNS